Kinh tế tư nhân: Động lực cất cánh của nền kinh tế Việt Nam

02:24 | 11/10/2019

Kinhtedothi - 30 năm là thời gian Việt Nam bắt đầu làm quen với thuật ngữ kinh tế thị trường. 30 năm cũng là tuổi đời của các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) đầu tiên của Việt Nam. Từng ấy thời gian lăn lộn giữa sân chơi lớn, ngoài các lĩnh vực nền tảng liên quan đến an ninh quốc phòng vẫn đang được ưu tiên cho kinh tế nhà nhà nước, DNTN đang dẫn đầu hầu hết ngành nghề kinh doanh, từ nông nghiệp, đến công nghiệp, dịch vụ, du lịch và tài chính.

Sức vóc kinh tế tư nhân
Trong những năm gần đây, GDP Việt Nam luôn tăng trưởng với các con số ấn tượng. 6 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ tăng trưởng đạt 6,76%. Thành quả này có sự góp công rất lớn từ nền kinh tế tư nhân. Tại Diễn đàn kinh tế tư nhân hồi tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Khu vực kinh tế tư nhân đang tạo ra khoảng 42% GDP, 30% ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước.
Đặc biệt, hơn một thập niên qua, khu vực kinh tế tư nhân đã có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp và góp phần quan trọng trong chuyển dịch về cơ cấu ngành nghề thông qua tạo việc làm, thu hút lao động từ lĩnh vực nông nghiệp, tham gia đầu tư vào các thị trường ngách, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Báo cáo phát triển bền vững khu vực DNTN của Bộ Kế hoạch và đầu tư, ước tính trong giai đoạn 2015 - 2016, khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp gần 50% GDP, 33% thu ngân sách nhà nước, 45% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội. Con số tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân luôn giữ ổn định tới nay, dù nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trải qua nhiều biến động, thách thức lớn.
Là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, giải quyết việc làm luôn là vấn đề đau đầu của chính phủ. Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2011 - 2016, DNTN trung bình mỗi năm tạo hơn 500.000 việc làm, chiếm khoảng 62% tổng số việc làm trong toàn bộ khối doanh nghiệp. Thu nhập bình quân/lao động trong khu vực này cũng tăng dần qua các năm, từ 46 triệu đồng/năm/lao động năm 2011 lên khoảng 76 triệu đồng/năm/lao động năm 2016 và liên tục tăng tới nay.
“Tư nhân làm tốt hơn thì để cho tư nhân làm”
Nhìn vào sự phát triển và những đóng góp của kinh tế tư nhân, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright Việt Nam, khẳng định kinh tế tư nhân là một trong ba trụ cột của một nền kinh tế: khu vực tư nhân - khu vực nhà nước - xã hội dân sự. Trong đó, khu vực kinh tế tư nhân được cho là có vai trò dẫn dắt.

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Sien I&D
Vesta
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ Hà Nội