Chiều sâu hợp tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản thời ký mới

10:01 | 02/04/2014

(N&G Corp) Chiều 17/3, tại Tokyo (Nhật Bản), Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cùng đoàn doanh nghiệp đã dự khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Nhật do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phòng Thương mại Công nghiệp Nhật Bản (JCCI) và Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức.

 

   Tại diễn đàn, các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và Nhật Bản đã cùng trao đổi về cơ hội hợp tác, khẳng định hơn 40 năm qua, đặc biệt là sau khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2009, quan hệ Việt - Nhật đã phát triển mạnh mẽ và thực chất trên nhiều lĩnh vực.

 

   Nhật Bản đã nhấn mạnh tiềm năng phát triển kinh tế Việt Nam- Nhật Bản . Khuyến nghị Việt Nam tập trung vào công nghiệp Hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu, các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài đều nhỏ, cần sự phối hợp và hỗ trợ. Họ tiếp tục đánh giá cao sức hút của Kinh tế Việt nam và khẳng định các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam thời gian tới. 70% các doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam có nhu cầu mở rộng sản xuất, cần thêm nguồn nhân lực, vốn và thị trường. Họ khẳng định sẽ hợp tác với các tổ chức của Việt Nam như Bộ KHĐT, VCCI, UBND Thành phố Hà Nội, HANSIBA để khảo sát, tư vấn cho các doanh nghiệp Nhật Bản vào Hà Nội đầu tư. Nhật Bản cũng nêu một số khó khăn về thủ tục hành chính, tỷ lệ nội địa hóa thấp, cơ cở hạ tầng không đồng bộ, chính sách thay đổi nhanh… gây khó khăn cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp công nghệ cao là chìa khóa của Kinh tế Việt Nam, cơ sở hạ tầng và nguồn vốn chính là ổ khóa.

 

   Cũng như Nhật Bản, Việt Nam hết sức coi trọng tiến trình đàm phán về phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ của cả hai nước. Việt Nam sẵn sàng lắng nghe các ý kiến về chính sách và các hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu nhằm tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp hai nước phát triển.

 

   Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam- Nhật Bản và sự tương đồng vể nhiều mặt giữa hai nước. Nêu triển vọng về kinh tế giữa hai nước trong tương lai, phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều tăng lên 50 tỷ USD vào năm 2020. Đề nghị Nhật Bản tăng vốn ODA cho Việt Nam vào các hạng mục quan trọng, có ý nghĩa kinh tế và lan tỏa, phục vụ trực tiếp lợi ích các doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản. Đặc biệt hợp tác trong phát triển công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp công nghệ cao, đề nghị JICA, JBIC có chương trình cụ thể hỗ trợ nội dung này trong năm 2014. Chính phủ Việt Nam sẽ rà soát và cải cách các chính sách kinh tế, công nông nghiệp nhằm đáp ứng các nhà đầu tư FDI Nhật Bản vào Việt Nam. Phấn đấu 100% các doanh nghiệp đã và đang đầu tư tại Việt Nam sẽ có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh.

 


Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang phát biểu tại thềm Diễn đàn kinh tế tại Tokyo, ngày 17/3/2014

  


Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang chứng kiến Lễ ký hợp tác giữa VCCI và JCCI - Nhật bản tại thềm Diễn đàn kinh tế tại Tokyo, ngày 17/3/2014

 

   Sau Lễ ký kết là phiên đối thoại với chủ đề : Thúc đẩy mối quan hệ kinh tế Việt Nam- Nhật Bản trong thời kỳ mới. Nhà đầu tư hỏi và được Bộ Khoa học Đầu tư (KHĐT) giải đáp về chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi khu vực, đặc biệt những khu vực công nghiệp hỗ trợ như ngành sản xuất linh kiện ô tô, thang máy… Hiệp hội doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ - HANSIBA cũng nêu ý kiến về mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm sản xuất các sản phẩm, tham gia liên kết chuỗi giá trị.

 

   Theo nhìn nhận, cơ chế chính sách ưu đãi và tăng tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam là những vấn đề then chốt của CNHT Việt Nam. Hai bên sẽ có những hợp tác chi tiết và ban hành những cải cách lớn nhỏ nhằm đưa quan hệ kinh tế hai chiều lên tầm cao mới như mục đích của diên đàn đặt ra.

 

 

 Chủ Tịch VCCI, Bộ trưởng KHĐT chủ trì diễn đàn và giải đáp các câu hỏi của các doanh nghiệp tại thềm Diễn đàn kinh tế tại Tokyo, ngày 17/3/2014

 

   Cuối cùng là chương trình gặp gỡ doanh nghiệp với hơn 200 doanh nghiệp Nhật Bản và khoảng 75 doanh nghiệp Việt Nam tham gia. Doanh nghiệp các nước chia thành các ngành và có những trao đổi chi tiết về nhu cầu phát triển của mỗi bên. Hanssip là khu công nghiệp chuyên sâu về CNHT nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều nhà đầu tư, một cơ chế chính sách ưu đãi sắp ra đời thực sự sẽ đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp CNHT Nhật Bản, theo đánh giá của một số quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp tại diễn đàn.


 Lãnh đạo Hansiba, N & G Corp chụp ảnh lưu niệm với các lãnh đạo bộ ngành tại thềm Diễn đàn kinh tế tại Tokyo, ngày 17/3/2014

    

    Sự quan tâm và đánh giá cao của Nhật Bản và Nhà nước Việt Nam có ý nghĩa rất lớn đối với ngành công nghiêp hỗ trợ Việt Nam cũng như  đối với HANSIBA. Hiệp hội doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và hợp tác bền chặt với các doanh nghiệp Nhật Bản đúng như cam kết mà hai bên đã ký dưới sự chứng kiến của Nhà nước Việt Nam – Nhật Bản.

 Thông tin hateco xuân phương dự án Hateco 4A Huỳnh Thúc Kháng sản phẩm intracom 8 vĩnh ngọc tin mới nhất ICID Complex Hà Ðông mới nhất

 

Người thực hiện : Phạm Ngọc Tùng./  Đơn vị: Ban Kinh doanh-HTQT

 

 

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Sien I&D
Vesta
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ Hà Nội