Diễn đàn Công nghiệp Hỗ trợ lần thứ 5 :

10:16 | 11/05/2013

Chiều 9/5, tại Hà Nội, Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO) và Công ty Reedtradex của Thái Lan cùng VIETRADE (Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam) phối hợp tổ chức Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với chủ đề “chuyển giao công nghệ - bước ngoặt của Công nghiệp Việt Nam”.

 

Các diễn giả tham dự Diễn đàn "Chuyển giao công nghệ - Bước ngoặt của  Công nghiệp Việt Nam" đã giao lưu  với các nhà sản xuất, lãnh đạo doanh nghiệp của Việt Nam.

 

Tới dự diễn đàn gồm có Tiến sĩ Trương Chí Bình – Giám đốc TT Phát triển Doanh nghiệp ngành Công nghiêp Hỗ trợ ( Bộ Công Thương), Tiến sĩ. Junichi Furukawa – Tình nguyện viên cao cấp JICA, ông. Kinya Okada – Tổng Quản lý – Bộ phận mua bán LBP ( Công ty Canon Việt Nam), ông. Hoàng Minh Trí – Giám đốc Công ty 4P, ông. Phạm Thế Nam – Ban Quan hệ đối ngoại- Quản lý dự án (VCCI) và đai diện của hơn 100 doanh nghiệp thuộc ngành Công nghiệp Hỗ trợ.

Đại diện Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển N&G, trong vai trò là công ty tiên phong trong lĩnh vực Công nghiệp Hỗ trợ đang triển khai dự án Khu Công nghiệp Hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) đã tới dự với mục đích kết nối các doanh nghiệp thuộc ngành Công nghiệp Hỗ trợ lại với nhau, hoàn tất mảnh ghép cuối cùng cho bức tranh tổng thể Khu Công nghiệp mới  của Hà Nội.

Diễn đàn này là một trong các hoạt động mở đầu cho chuỗi triển lãm nhằm thúc đẩy sự phát triển và tiềm năng của các nghành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 4 - 6/9/2013 tới, nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Các triển lãm gồm: Triển lãm Công nghệ hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 5 tại Hà Nội (SIE 2013); Triển lãm công nghệ cao Nhật Bản ( JME); Triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2013 (ICS Việt Nam); Triển lãm về Công nghệ chế tạo Sản phẩm Công nghiệp tại Việt Nam 2013 (Vietnam Manufacturing Expo- VME).

Với chủ đề “Chuyển giao công nghệ - bước ngoặt của Công nghiệp Việt Nam” đây cơ hội để chia sẻ những cơ hội của ngành Công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam; tạo cơ sở để đề xuất giải pháp nhằm duy trì và gia tăng vốn đầu tư Nhật Bản; lĩnh hội tri thức mới để tối đa hóa cơ hội mở rộng thị trường, đồng thời là dịp để các nhà sản xuất, lãnh đạo doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Hideo Suzuki, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản cho rằng, chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển giao kỹ năng, kiến thức, công nghệ, bí quyết sản xuất để đảm bảo công nghệ và các yếu tố liên quan có thể được đông đảo người sử dụng dễ dàng tiếp cận hơn. Đồng thời, nó giúp người ta sử dụng mở rộng mục tiêu trong việc tối ưu hóa lợi ích của công nghệ và áp dụng chúng vào các sản phẩm, các quá trình ứng dụng, nguyên vật liệu hay dịch vụ. Việt Nam cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tăng khả năng cạnh tranh quốc gia và thu hút nhiều hơn vốn FDI. Mặt khác, Nhật Bản cũng mong muốn mở rộng hợp tác phát triển với các đối tác hiệu quả. Vì vậy, chuyển giao công nghệ sẽ là chìa khóa cho sự hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Còn ông Chainarong Limkittisin, Giám đốc Điều hành Công ty Reed Tradex cho biết, các ngành công nghiệp tự động hóa và công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang phát triển thịnh vượng trong những năm gần đây nhờ vào lực lượng lao động dồi dào và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Một ngành công nghiệp hỗ trợ lớn mạnh có thể mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia như: giảm thiểu chi phí nhập khẩu phụ tùng, nâng cao trình độ sản xuất trong nước, cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế. Reed Tradex đã nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam khi Việt Nam đang tham gia vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu. Với dòng vốn FDI liên tục được đưa vào, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, hứa hẹn nhiều triển vọng cho các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Theo JETRO, hiện nay, Nhật Bản đang đứng đầu về hỗ trợ FDI tại Việt Nam và các nguồn hỗ trợ mới khác từ Nhật Bản sẽ còn tiếp tục gia tăng. Trong năm 2011, số lượng các công ty Nhật Bản được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam là 234 và năm 2012 tăng lên con số 317. Theo thống kê, năm 2012, số lượng các dự án đầu tư FDI mới từ Nhật Bản chiếm 25% trong tổng số đầu tư FDI tại Việt Nam và năm 2012 tổng đầu tư FDI mới chiếm 50% trong tổng số đầu tư FDI tại Việt Nam.

Năm nay là năm đánh dấu mốc kỷ niệm quan hệ hữu nghị 40 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản, đồng thời kỷ niệm 25 năm đầu tư nước ngoài FDI.

Diễn đàn Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam lần thứ 5 đã mang tới những kinh  nghiệm rất thực tiễn của các chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

 Thông tin hateco xuân phương dự án Hateco 4A Huỳnh Thúc Kháng sản phẩm intracom 8 vĩnh ngọc tin mới nhất ICID Complex Hà Ðông mới nhất

 

 

­

 

 

 

 

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Sien I&D
Vesta
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ Hà Nội