3.460 tỷ đồng phát triển công nghiệp phụ trợ

10:16 | 28/04/2013

Phát triển công nghiệp phụ trợ đang là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam và được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp Việt Nam.

 

 

Vì mục tiêu đó, sáng ngày 12/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo cơ hội tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) công nghiệp hỗ trợ của ngành ngân hàng. Trước đó, năm 2000 JICA đã ký kết tài trợ Việt Nam giai đoạn I và II, với mong muốn đưa kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và đồng bộ và đã thực hiện tiếp giai đoạn III.

Theo báo cáo tại hội thảo, đến nay Việt Nam mới nội địa hóa được khoảng 22,4%,  trong đó, DNVVN ở địa phương đạt 8,4%. Ngay lĩnh vực xe máy phát triển nhất cũng chỉ đạt từ 40 - 75%, phần lớn các doanh nghiệp (DN) này có vốn đầu tư nước ngoài và các DNVVN địa phương. Cùng với đó, lĩnh vực máy móc phục vụ khối văn phòng cũng chỉ đạt từ 30 - 40%. Riêng lĩnh vực ô tô chỉ nội địa hóa được 5 - 10% (chủ yếu là trong nhà).

Theo đánh giá, vấn đề nội địa hóa ở Việt Nam còn quá thấp so với các nước, bởi công nghệ của Việt Nam còn lạc hậu, sự đầu tư về tài chính còn hạn chế, do kinh phí có hạn. Tuy Chính phủ Việt Nam đã quan tâm và ban hành một số quy định để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhưng đến nay các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn gặp không ít khó khăn.

Ông Toshi Nagase- Đại diện cao cấp, Văn phòng JICA Việt Nam- cho rằng: Chính vì phát triển DNVVN của Việt Nam còn kém nên Chính phủ Nhật Bản (JICA) đã thực hiện một chương trình toàn diện.

JICA đã tài trợ cho Việt Nam giai đoạn I và II. Chính phủ Việt Nam và JICA đã ký Hiệp định cho vay tiếp dự án giai đoạn III với tổng giá trị là 17,4 tỷ Yên. Mục tiêu chính của dự án là cung cấp vốn trung và dài hạn thông qua các định chế tài chính được lựa chọn tham gia dự án cho các SME, đặc biệt là các SME ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.Qua đó, Ban quản lý các dự án tín dụng Quốc tế ODA tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước tin tưởng giao triển khai dự án SMEFP giai đoạn III.

Cũng theo ông Toshi Nagase, việc triển khai dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng ghi nhận và được nhà tài trợ đánh giá rất cao. Dự án SMEFP giai đoạn III được giải ngân từ tháng 4/2010, với tổng nguồn vốn gần 3.460 tỷ đồng. So với giai đoạn I và II, bên cạnh mục tiêu hỗ trợ SME  thì mục tiêu của dư án SMEFP III được mở rộng hơn, hướng tới phát triển các SME ngành công nghiệp phụ trợ thông qua việc tiếp cận với nguồn vốn vay của dự án.

Theo ý kiến tham luận của bà Trịnh Thị Hương- Phó phòng phát triển DNVVN - Cục phát triển DN, Bộ Kế hoạch và đầu tư: Từ năm 2000 đến 2011 số DNVVN tăng bình quân 21,5%/năm. Tính đến 31/12/2011đã thu hút hơn 5 triệu lao động, tăng gấp 5,2 lần so với năm 2000. Trong đó, lao động nữ chiếm khoảng 50,6%, tốc độ tăng bình quân 16,2%/năm.Cùng với đó, nguồn vốn tăng bình quân 33,8%/năm, doanh thu tăng 29,6%/năm, năm 2011 gấp 17,2 lần so với năm 2000. Lợi nhuận trước thuế tăng 30,9%/năm, đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng 45,5%/năm.

Nhưng khó khăn nhất của các DNVVN vẫn là vốn, trong đó có khoảng 30% DNVVN vay được vốn từ ngân hàng, 90% là không tiếp cận vốn vay ưu đãi; 42% DN không thể vay được vốn; 71% DN vay vốn với lãi suất cao trên 17%.Tính đến 31/12/2011 dư nợ tín dụng đối với DNNVV đạt 881.340 tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ của toàn bộ hệ thống tín dụng đối với nền kinh tế.6 tháng đầu năm 2012 tín dụng dành cho DNNVV giảm mạnh tới 13.60%; lãi suất cho vay giảm từ 3 - 6%/năm so với cuối năm 2011.

Đối với nguồn lực dành cho hỗ trợ DNNVV còn hạn chế (19% địa phương bố trí ngân sách riêng hỗ trợ DNNVV), chính sách thì dàn trải, chồng chéo… Trong đó, nhiều chương trình của các bộ, ngành như: đào tạo nguồn nhân lực, hay hỗ trợ KHCN…), còn có nội dung hỗ trợ giống nhau. Không những vậy, hệ thống cơ quan triển khai thực hiện các chính sách trợ giúp DNNVV từ Trung ương đến địa phương còn yếu và thiếu.

Tại Trung ương, cơ quan đầu mối tập trung vào xây dựng chính sách năng lực còn yếu.Tại địa phương, hệ thống cơ quan đầu mối cũng còn yếu và thiếu, chỉ có 20 tỉnh, thành phố thành lập đơn vị đầu mối về trợ giúp DNNVV, còn lại chưa có nên số DNNVV tại một số địa phương đó cũng gặp không ít khó khăn.

Tại hội thảo đã có nhiều tham luận, các ý kiến tập trung chủ yếu vào việc thành lập quỹ phát triển DNNVV từ đó để hỗ trợ tài chính cho các DNNVV có các dự án, phương án SXKD khả thi, thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của nhà nước.

Cùng với đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình đổi mới, ứng dụng công nghệ, chú trọng phát triển công nghệ cao, nhằm tạo ra các sản phẩm mới, trang thiết bị, máy móc hiện đại...

 

Sản phẩm chuồng thỏ 3 tầng thịnh hành nhất lồng thỏ 3 tầng sản phẩm van uống nước cho thỏ bán tốt van uong nuoc cho tho giá tốt



Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=579052#ixzz2UYh9afOT 
http://www.xaluan.com/

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Sien I&D
Vesta
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ Hà Nội