Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng gợi ý cách tiếp cận nhanh vào chuỗi cung ứng toàn cầu

01:58 | 01/12/2022

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng gợi ý cách tiếp cận nhanh vào chuỗi cung ứng toàn cầu tại buổi khánh thành học viện đào tạo nhân lực công nghiêp hỗ trợ của Hà Nội.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - cBộ Kế hoạch và đầu tư chia sẻ, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của chúng ta theo cái hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nó có… giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh góp phần tăng được tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp … trong cái cơ cấu ngành… của nền kinh tế. Và cũng có một vai trò quan trọng trong việc… toàn cầu.

Ngoài ra thì nó còn có đóng góp rất lớn cho xuất khẩu, cho thu ngân sách nhà nước, cho giải quyết việc làm, kế hoạch hóa và phát triển nhiều ngành…rất rất nhiều. Đó là để thấy được vai trò của cái công nghiệp hỗ trợ là như vậy. Thì trong những năm vừa qua (2 năm gần nhất) là do ảnh hưởng của dịch Covid 19 bị ảnh hưởng hết sức là phức tạp thế nhưng mà đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp hiện tại cũng chiếm được tỷ trọng tương đối cao. 16,69% trong năm 2020 và đã tăng lên 25,3% trong năm 2021 và đó cũng là cái điểm sáng nổi bật của phát triển kinh tế. Tuy nhiên chúng ta đã đạt được rất nhiều cái cố gắng và kết quả như vậy nhưng quý vị cũng có thể thấy rằng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chúng ta vẫn đang còn rất yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất trong nước.

Trong ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như là điện tử, như là bank, da giầy, ô tô, xe máy vân vân thì hầu như chưa có ngành công nghiệp hỗ trợ đi kèm. Và chúng ta đang phải phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, phụ tùng linh kiện chúng ta vẫn phải nhập khẩu. Trước đây thì có thể là Nhật Bản rồi đến Hàn Quốc, Đài Loan, chúng ta phải nhập khẩu rất nhiều. Như vậy sẽ dấn đến sự sản xuất bị động, chi phí sản xuất sẽ cao và giá trị gia tăng tạo ra thấp. Chủ yếu như vậy thì ngành công nghiệp của chúng ta sẽ ở trong tình trạng vất vả. Cách đây độ khoảng 25 năm, tôi đã tham gia vào một cái đề tài nghiên cứu của một doanh nghiệp sản xuất giày ở Việt Nam và có 1 doanh nghiệp nước ngoài join vào đấy. Khi họ xuất ra cho doanh nghiệp phân phối cấp 1 là 17 Đô La thì giá thành tạo ra đã chiếm mất 15 đô la Mỹ. Như vậy hàng tạo ra ở Việt Nam chỉ có 2 đồng lời, 1 Đô la là dành cho người lao động, điện nước và 1 Đô la dành cho chủ đầu tư nhà máy, chỉ có thế thôi. Nhưng khi người ta chuyển sang đơn vị phân phối cấp 2 thì đã là 60 Đô trên một sản phẩm và khi bán lẻ ra thị trường là 120 Đô. Như vậy là chúng ta thấy rằng cả một đôi giày 120 Đô tạo ra ở Việt Nam nhập khẩu giá thành có 15 Đô và giá trị tạo ra nó chỉ dừng lại ở 2 Đô thôi. Và như vậy thì nó dẫn đến một cái thực trạng hiện nay chúng ta đang nói rất nhiều là trong một nền kinh tế có 13:27… chúng ta không đủ điều kiện để tiếp nối được… cứ đường họ họ đi…13:47 Không ai lại cho một người không đủ tiêu chuẩn ngồi chơi cùng, học cùng lớp, làm cùng nghề, không bao giờ như thế cả. Chúng ta đã khảo sát rất nhiều, các doanh nghiệp nước ngoài thì nói rằng doanh nghiệp Việt Nam không đủ chuẩn, không đủ điều kiện, nhận thức thấp lại mong bán được giá thành cao, nếu đảm bảo được đủ điều kiện thì chúng tôi sẽ ký kết. Thế nhưng ngược lại doang nghiệp Việt Nam nói gì? Doanh nghiệp chúng ta nói: nếu như không chắc chắn về việc chúng tôi có thể tham gia vào lĩnh vực hay chuỗi cung ứng đó thì chúng tôi cũng sẽ không thể làm được. Tôi đầu tư vào rồi tôi biết bán cho ai, tham gia bằng cách nào? Như vậy ta cứ loay hoay con gà, quả trứng. vậy thì cái cách như nào thì lâu nay chúng ta hạn chế doanh nghiệp nước ngoài .. 14: 50 thế nhưng chúng ta phải điều chỉnh các chính sách để doanh nghiệp Việt Nam lớn lên, để mà có thể đủ điều kiện tiếp cận và có thể tạo dựng và kết nối với nhau và cùng nhau phát triển. Đấy là cái chủ trương đúng đắn nhất, không phải là hạn chế đầu tư nước ngoài và cũng không phải là không tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam lớn lên. Tý nữa tôi sẽ nói doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để tự lớn lên, hay nếu không muốn lớn lên hay không dám lớn lên. Đáy là những thứ mà chúng tôi thấy cần phải hỗ trợ chúng ta trên nhiều vấn đề. Thế thì hiện nay, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chưa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế hay những công cụ quản lý sản xuất nội bộ. Chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp có chứng nhận ISO9000 quản lý chất lượng. Về trình độ công nghiệp, công nghệ thì có khoảng trên 30% doanh nghiệp của chúng ta hiện nay cho biết là doanh nghiệp vẫn đang sử dụng thiết bị điều khiển thủ công, nghĩa là vô cùng lạc hậu. Và trên 50% là sử dụng các thiết bị bán tự động và trên 10% doanh nghiệp có sử dụng thiết bị tự động hóa và chưa tới 10% doanh nghiệp của chúng ta có sử dụng rô bốt đi kèm dây chuyền hỗ trợ. Đấy là qua cái khảo sát của chúng tôi cho thấy trình độ công nghệ và mức độ của chúng ta đang rất thấp. Điều này cho thấy năng lực của các doanh nghiệp của ngành công nghiệp hỗ trợ ở VN còn khá thấp cả về năng lực quản lý lẫn sản xuất và trình độ về công nghệ và theo đó là có một vấn đề mà tôi cũng rất là trăn trở đó là cái số liệu của Samsung. Báo cáo với anh Tư rằng là Samsung năm 2020 xuất khẩu 56,5 tỷ Đô la Mỹ, năm 2021 là 65,4 tỷ Đô la Mỹ. Tức là con số rất là lớn và ngày càng tăng. Thế nhưng cả nước của chúng ta đang có 620 doanh nghiệp trong và ngoài nước để tham gia vào việc cung cấp linh kiện cho các dự án của Samsung ở VN. Và các doanh nghiệp cấp 1 thì có khoảng 240 doanh nghiệp. Trong 240 doanh nghiệp này chỉ có 51 doanh nghiệp ở VN. Còn đối với doanh nghiệp cấp 2 ký hợp đồng với doanh nghiệp cấp 1 thì có 380 doanh nghiệp và trong đó có 203 là doanh nghiệp của ta. Vậy xin kính thưa anh Tư và toàn thể quý vị trong 51 doanh nghiệp và 203 doanh nghiệp VN tham gia vào doanh nghiệp cấp 1 và cấp 2 có rất nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong đó chứ không phải đơn thuần là doanh nghiệp VN. Như vậy là để chúng ta thấy rằng…18:22 VN rất nhỏ bé, chỉ chiếm thị phần, tỷ trọng khiêm tốn. Hiện nay, qua làm việc với các bộ các ngành của Samsung…18:40 đó là dự án đào tạo chuyên gia để tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp. rồi dự án đào tạo về khuôn mẫu cho các doanh nghiệp và thứ ba là dự án hỗ trợ tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp. bên Samsung cũng thực hiện cái chủ trương của nhà nước, của các bộ ban ngành nhằm tạo hỗ trợ cho các doanh nghiệp VN có thể phát triển được, vươn lên được và cuối cùng là có thể tham gia vào dây chuyền này chứ không để các doanh nghiệp khác hay các doanh nghiệp VN đứng ngoài được. Chúng tôi, cùng với bộ công thương cũng như Samsung phải phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hỗ trợ để doanh nghiệp VN vươn cao hơn nữa… 19:30 tham gia vào cái xuất khẩu 5-60 tỷ. Cái số này đối với chúng ta có khi chỉ bằng ⅕, 1/10 của Thái Lan…

19:53: Thế thì bây giờ cái công nghiệp hỗ trợ của chúng ta chậm phát triển và gặp khó khăn, từ đó kéo theo nhiều điều hết sức quan trọng, là các khu công nghiệp cũng phát triển khó khăn. Nếu các khu công nghiệp của chúng ta muốn phát triển được thì công nghiệp hỗ trợ cũng phải phát triển được. Điển hình là …(20:13) của chúng ta. Chúng ta trong những năm vừa qua rất là khó khăn, tất nhiên liên quan đến cả Giám đốc Gia Lai nhưng mà đúng là các chính sách và các doanh nghiệp Việt Nam chưa có điều kiện phát triển hoặc là chưa phát triển được, từ đó cũng dẫn đến khó khăn cho công nghiệp hỗ trợ. Các khu công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp mà chậm phát triển thì cũng kéo theo các doanh nghiệp lớn của nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao sẽ không đầu tư vào. Bởi vì nếu như chúng ta có một nền công nghệ hỗ trợ tốt thì các doanh nghiệp lớn của nước ngoài đòi hỏi công nghệ hỗ trợ tốt ở nước sở tại thì người ta sẽ tham gia một cách tích cực hơn và hiệu quả hơn. Đó là cái vấn đề liên quan tới nhau rất là nhiều. 


Thưa các quý vị như chúng ta đã biết nghị quyết của Đảng vừa mới thông qua tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2025 với những mục tiêu và khát vọng lớn. Trong đó có một điều rất là cần là khẳng định được công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Muốn hùng cường, muốn thịnh vượng, muốn đạt được mục tiêu này mục tiêu kia, chúng ta phải thực hiện rất nhiều, thực hiện cho bằng được công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và có như vậy, chúng ta mới vượt qua được những thách thức như là rơi vào bẫy thu nhập trung bình, hoặc ta phải đạt được các mục tiêu như trở thành quốc gia phát triển và có thu nhập cao vào năm 2030 hay là nước phát triển và có thu nhập cao vào năm 2045. Đó là những vấn đề đã đặt ra rồi. Trong đó, cái vấn đề phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ là vô cùng quan trọng và cấp bách để chúng ta hiện thực hóa được các mục tiêu đã đề ra. Vấn đề này đang nằm trên vai tất cả các cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước địa phương, chúng ta phải có tính chuyên nghiệp cụ thể để triển khai và hiện thực hóa được mục tiêu này. 


Trong thời gian tới, chúng tôi thấy có mấy vấn đề cần quan tâm và thực hiện cho được. Thứ nhất là vấn đề phát triển và thực hiện các chủ trương của Đảng đã nêu biện pháp giải quyết, đặc biệt là nghị quyết số 23 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao phát triển công nghiệp bán dẫn. Từ đó phát huy nhận thức của cả hệ thống chính trị cho đến cộng đồng doanh nghiệp và các nơi tiêu thụ chất bán dẫn. Tất cả cùng nhau chung tay tham phát triển công nghiệp bán dẫn trong thời gian tới. Như vậy chúng ta mới hoàn thành được các mục tiêu đặt ra. Thứ hai, đây là điều tôi trăn trở và quan tâm đó là làm thêm luật. Tất cả các ngành các lĩnh vực hiện nay không có ngành hay lĩnh vực nào mà không có luật cả, trừ ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp là một ngành rất quan trọng nhưng lại chưa có luật. Hiện nay đã có bộ đề cương, đang được trình để phê duyệt và trong đó có cả công nghiệp hỗ trợ. Đây là một cơ hội rất tốt để chúng ta đánh giá lại và có cái nghiên cứu, giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp trong thời gian tới. Đồng thời sửa lại Nghị định 1101 điều chỉnh vấn đề còn hạn chế và bất cập trong thời gian qua. Riêng đối với cổ phần đầu tư, chúng tôi đang sửa Nghị định 82 về các khu công nghiệp hiện nay và cả khu kinh tế. Trong đó, chúng tôi cũng đã nghiên cứu và mạnh dạn đề xuất các chính sách mới để phát triển các khu công nghiệp mới. Tôi nói ví dụ hiện nay các doanh nghiệp cần gì, muốn gì? Các doanh nghiệp đang rất cần đất. Thứ hai là vốn. Thứ ba là công nghệ. Loanh quanh những vấn đề đó thôi. Còn không có những cái đó chúng ta không làm được. Chúng tôi đã nghiên cứu rằng nếu chỉ với cách tiếp cận như thế này, các khu công nghiệp chỉ muốn cho các doanh nghiệp lớn thuê phần lớn bằng giá sỉ, thì các doanh nghiệp nhỏ mà muốn thuê 500, 1000, 2000 thì không bao giờ được. Người ta thậm chí còn không còn tiếp. Các doanh nghiệp nước ngoài toàn thuê cả 100 hecta, đây ông vào thuê có 100m, 1000m thì không ai tiếp. Các ông bảo chỉ cần thế thôi, nhưng không thể nào tiếp cận được. Thứ hai là về giá. Nếu cứ dùng giá trăm mấy như các dự án lớn với công nghệ cao, thuế giá trị gia tăng cao thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ cũng không dám thuê. Các đồng chí cũng vừa nói về đầu tư công nghệ, đất đai hàng triệu triệu đô, thì lần này chúng tôi quy định rất rõ yêu cầu các khu công nghiệp khi thành lập phải dành 3% đất và không thấp hơn 5hecta để ưu tiên doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ. Thứ hai là giá đất cho thuê chỉ được tính 70% giá cho người khác thuê. Đây là yêu cầu doanh nghiệp hạ tầng phải thực hiện khi xây dựng khu công nghiệp. Trước đây chúng ta có giao về cho địa phương là trong quy hoạch khu đất làm nhà ở nhân dân kết hợp khu dịch vụ. Nhưng về đến địa phương hầu như là không quy hoạch khu nhà ở và các dịch vụ cho công nhân. Lần này chúng tôi yêu cầu cả khu dịch vụ nhà ở cho công nhân thuê, các văn hóa, dịch vụ và cả trung tâm thương mại vào các khu công nghiệp để các nhà đầu tư có thể tuyển dụng được nhiều công nhân. Và nếu chúng ta có một môi trường tốt như vậy, hệ sinh thái tốt như vậy, thì các doanh nghiệp sẽ lấp đầy ngành. Và các đầu tư trong nước, nước ngoài sẽ hỗ trợ khu công nghiệp sáng tạo đổi mới. Đó là các chính sách chúng tôi đề ra.

Khu công nghiệp hỗ trợ nam Hà Nội -  Hanssip


Về thực tế cũng đã nói rồi, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chúng ta cũng cần đổi mới sáng tạo. Đối với doanh nghiệp, chúng tôi đề nghị mấy cái như sau. Nói đi nói lại đều liên quan đến doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp hiện nay thiếu vắng và nổi cộm nhất vấn đề gì? Chúng tôi cũng trăn trở nhiều về vấn đề này. Thực chất vẫn là vấn đề công nghệ. Vẫn loay hoay là vấn đề công nghệ. Nếu chúng ta không có công nghệ, không có tiêu chuẩn, chúng ta không tham gia đủ năng suất, không có chất lượng. Chúng ta không có đủ tiền để mua công nghệ, không có mạnh dạn để đầu tư công nghệ. 


Vì vậy, chúng tôi có mấy gợi ý như thế này. Thứ nhất, chúng ta mua cổ phần cổ phiếu các doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ đã tham gia ở Việt Nam, đang nằm trong các chuỗi cung ứng của thế giới. Đó là cách tiếp cận công nghệ nhanh nhất, về cả thị trường và quản lý. Sau này khi lớn dần lên, có thể chuyển hóa thành doanh nghiệp của mình. Đó là cách tiếp cận, là hướng đi mà tôi cho là tốt. Thứ hai, hiện nay có những chuyên gia kỹ sư người Việt đang nắm những vị trí chủ chốt tại các dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp, khu công nghiệp đang nằm trong chuỗi cung ứng được đảm bảo tại Việt Nam. Chúng ta có thể khuyến khích tách họ ra để nếu họ có nhu cầu lập doanh nghiệp thì chúng ta hỗ trợ họ.

Đấy là cách nhanh nhất để tiếp cận công nghệ và tham gia vào chuỗi cung ứng khi ta đã có quan hệ thì cần thêm sự hỗ trợ của nhà nước. Thứ ba, các doanh nghiệp cần mạnh dạn ứng dụng chuyển giao công nghệ, đầu tư, mua sắm các thiết bị, máy móc, công nghệ mới tiên tiến. Thứ tư là đào tạo lao động. Nhanh chóng đào tạo vì chúng ta có nguồn vốn rất tốt. Đó là nguồn lực. Chúng ta hơn các nước khác về nguồn lực nên chúng ta cần vận dụng đào tạo tốt nguồn nhân lực này. Vấn đề là chúng ta cần vận dụng số lượng lao động được đào tạo và đã có nghề, có ngoại ngữ từ nước ngoài về. Bởi họ đang có rất nhiều thứ để đóng góp bao gồm cả sức khỏe. Cuối cùng là đẩy nhanh chuyển đổi số. Cái này thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có một chương trình tổng thể về hỗ trợ các doanh nghiệp. Càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng tốt. Nếu các đồng chí cần bất cứ cái gì liên quan đến hỗ trợ để chuyển đổi số nhanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thì các đồng chí hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện để giúp đỡ. Đó cũng là cách để chúng ta tiến nhanh hơn. Trên đây là một số gợi ý với các doanh nghiệp.


Đối với các Bộ ngành và địa phương, chúng tôi cũng đề nghị hết sức quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ. Ngoài việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, cần hỗ trợ các doanh nghiệp về đất đai, vốn nhất là doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ. Về ý kiến đề xuất nghiên cứu thí điểm gói tài chính ưu đãi cho cộng đồng doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ, chúng tôi có điều kiện nghiên cứu sâu nhưng nghe qua chúng tôi thấy có thể ủng hộ được. Trong thời gian tới sẽ có nghiên cứu sâu về vấn đề này. Chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ để hình thành gói ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các khu công nghiệp chuyên sâu.

 

*Nguồn báo vietnamnet.vn

https://vietnamnet.vn/bo-truong-nguyen-chi-dung-goi-y-cach-tiep-can-nhanh-vao-chuoi-cung-ung-toan-cau-2050790.html

 

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Sien I&D
Vesta
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ Hà Nội