Để hiểu hơn về tầm quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT), PV Thời báo Doanh nhân có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp ngành CNHT Hà Nội (HANSIBA).
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của CNHT trong phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh hiện nay?
Ngành CNHT đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế. Đồng thời góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thúc đẩy sự phát triển của các DN trong các ngành công nghiệp trong nước, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh, giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, CNHT còn góp phần phát triển thị trường nội địa, góp phần đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế bền vững, đưa nền kinh tế sản xuất hàng hóa hội nhập với chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt, thành phố Hà Nội - với vai trò là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị lớn của cả nước, cũng đang có những quyết sách lớn về nhiệm vụ phát triển lĩnh vực CNHT được định hướng từ Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Để làm được điều đó thì CNHT góp phần không nhỏ vào nhiệm vụ này.
Thực trạng của ngành CNHT của Hà Nội hiện nay?
Theo tôi hiện các DN ngành CNHT ở Hà Nội năng lực còn rất hạn chế. Có thể thấy rõ điều này qua tỷ lệ nội địa hóa một số ngành sản xuất chưa cao. Tuy nhiên, Hà Nội cũng đang phát huy những lợi thế sẵn có (tính sáng tạo, tâm huyết…) để làm đòn bẩy phát triển CNHT ngày một sôi động hơn. Cụ thể, tại nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ TP Hà Nội đã nêu rõ: “Phấn đấu thực hiện hoàn thành trước 1 đến 2 năm những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô nhằm góp phần quan trọng đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng tiên tiến, hiện đại”. Trong khi đó, khả năng đáp ứng linh phụ kiện của DN Việt Nam cho các DN sản xuất trong và ngoài nước mới đạt 15-25%. Như vậy, đây chính là “thị phần” còn bỏ ngỏ để các DN Hà Nội nói riêng và DN Việt Nam nói chung cần đặc biệt quan tâm tham gia hợp tác với các DN nước ngoài trong lĩnh vực CNHT.
HANSIBA ra đời sẽ giúp ích gì cho các DN hội viên cũng như ngành CNHT của Thủ đô?
HANSIBA ra đời sẽ quy tụ hàng nghìn DN sản xuất tâm huyết phát triển ngành CNHT của Thủ đô và sẵn sàng tham gia hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh các mặt hàng CNHT với các nhà đầu tư quốc tế và đặc biệt là Nhật Bản, nhằm nội địa hóa sản phẩm, linh kiện, thiết bị cung cấp cho các các tập đoàn lớn. Sự ra đời của HANSIBA sẽ là đầu mối dẫn dắt cộng đồng DN đầu tư sản xuất kinh doanh liên quan tới ngành CNHT và cùng xây dựng ngành CNHT của Thủ đô phát triển bền vững.
HANSIBA sẽ là đầu mối nắm bắt, đề xuất, kiến nghị với Chính phủ về các cơ chế chính sách áp dụng đối với doanh nghiệp ngành CNHT. Đồng thời truyền tải tới các DN trực thuộc hiệp hội về các chính sách về CNHT mà Nhà nước ban hành. Mặt khác, HANSIBA còn là đại diện làm việc với các tổ chức, nhà đầu tư, DN và hiệp hội trong nước, quốc tế nhằm thu hút, xúc tiến, hợp tác đầu tư, thu xếp và tư vấn về nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, tuyển dụng lao động với mục đích cuối cùng là đem lại lợi ích và hiệu quả cho các thành viên thuộc HANSIBA. Ngay tại Lễ ra mắt, HANSIBA đã ký kết Hợp tác với Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Tiên Phong để chuẩn bị dành khoảng 10.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2014 – 2018 cho các Hội viên – DN sản xuất các sản phẩm CNHT.
Để CNHT Hà Nội phát triển tốt hơn, theo ông cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ gì từ nhà nước?
Trong thời gian qua, việc phát triển CNHT ở nước ta đã có nhiều chuyển biến đáng kể thông qua những chính sách vĩ mô được thể hiện qua các văn bản, quyết định chỉ đạo điều hành quan trọng: Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN năm 2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định về chính sách phát triển một số ngành CNHT số 12/2011/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 2 năm 2011; Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 về việc phê duyệt Đề án “ Trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”. Tuy nhiên, ở góc độ nào đó các chính sách trên dường như vẫn chưa “chạm”, tác động nhiều đến các DN sản xuất CNHT. Do đó, Nhà nước cần phải đưa ra những chính sách ưu đãi cao hơn, đủ sức hấp dẫn, tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư (cả trong và ngoài nước) trong lĩnh vực CNHT nhằm thúc đẩy quá trình phát triển ngành của thủ đô cũng như CNHT ở Việt Nam lên một tầm cao mới.
Theo ông, ngành CNHT Hà Nội cần ưu tiên phát triển sản phẩm, lĩnh vực nào?
Theo tôi, hiện tại Hà Nội đã xây dựng được một số ngành công nghiệp có thế mạnh.Tuy nhiên những ngành này lại hầu như chưa có công nghiệp hỗ trợ đi kèm. Vì vậy, phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, khiến sản xuất nhiều khi còn bị động, chi phí sản xuất cao. Bởi vậy, Hà Nội cần tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm CNHT của các ngành công nghiệp mà Hà Nội đã có thế mạnh (điện, điện tử, cơ khí chế tạo, máy nông nghiệp, công nghiệp sản xuất ô tô, máy công trình…) thì mới xứng với tiềm năng, lợi thế. Từ đó mới có thể tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mang lại hiệu quả kinh tế cho DN.
Xin cảm ơn ông!
H.Thảo
Theo http://tbdn.com.vn
Sản phẩm chuồng thỏ 3 tầng thịnh hành nhất lồng thỏ 3 tầng sản phẩm van uống nước cho thỏ bán tốt van uong nuoc cho tho giá tốt