Diện mạo mới cho khu công nghiệp hỗ trợ

06:53 | 01/12/2012

Cuối tháng 11/2012, đoàn công tác của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển N&G (N&G Corp) trở về từ Nhật Bản với sự thống nhất hỗ trợ của 15 ngân hàng của Nhật Bản dành cho các nhà đầu tư Nhật Bản và Việt Nam đầu tư vào Hanssip.

 

Hanssip được quy hoạch là khu công nghiệp chuyên biệt, đạy tiêu chuẩn phục vụ các dự án sản xuất và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

 

(baodautu.vn) Ngày 17/12/2012, Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) sẽ chính thức khởi công sau 3 năm chuẩn bị đầu tư và tìm kiếm các đối tác chiến lược phù hợp.

Cuối tháng 11/2012, đoàn công tác của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển N&G (N&G Corp) trở về từ Nhật Bản với  sự thống nhất hỗ trợ của 15 ngân hàng của Nhật Bản dành cho các nhà đầu tư Nhật Bản và Việt Nam đầu tư vào Hanssip. Kết quả này có được một phần lớn nhờ động thái tích cực của Tập đoàn Forval ngay sau lễ ký biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển Hanssip diễn ra cuối tháng 10/2012 tại Hà Nội.

Không những thế, Chủ tịch Tập đoàn Forval (đồng thời giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hỗ trợ toàn cầu doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản, với hơn 100.000 thành viên) đã chính thức bàn thảo với N&G Corp kế hoạch phát triển trường đào tạo nghề cho người lao động địa phương và các vùng lân cận ngay trong Hanssip, nhằm đón sẵn nhu cầu về lao động có kỹ năng của các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Cũng phải nói thêm, đây là chuyến đi  gần nhất trong vòng 5 năm qua của ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc N&G  Corp tới Nhật Bản để định vị được diện mạo của Dự án Hanssip mà N&G Corp và các cổ đông chiến lược đã đề xuất với UBND TP. Hà Nội.

“Cách đây 3 năm, Dự án Hanssip được hình thành, với ý định ban đầu là xây dựng một khu công nghiệp chuyên sâu trên cơ sở mở rộng Cụm công nghiệp Đại Xuyên, tại huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây cũ. Khi bắt tay vào công việc, chúng tôi mới nhận thấy rằng, không phải chúng ta thiếu mặt bằng khu công nghiệp, mà là sự thiếu hụt của khu vực công nghiệp chuyên sâu, đồng bộ, tạo chuỗi giá trị liên kết để các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất các ngành hàng công nghiệp hỗ trợ quy tụ lại. Và đây là lý do chúng tôi quyết định phát triển, xây dựng Hanssip trở thành địa chỉ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”, ông Hoàng chia sẻ.

Sự chuyển hướng của Hanssip sẽ không có nhiều vấn đề để bàn, nếu như không nhìn sâu vào tiến độ cũng như chất lượng các kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong nhiều năm qua. Mặc dù nhận thức rất rõ vai trò quan trọng của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với mục tiêu cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại vào năm 2020, song dường như, các chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực này vẫn tiến triển khá chậm chạp trên thực tế.

Theo thống kê của bà Nguyễn Thị Đoan và ông Phạm Quốc Tuấn, Khoa Kinh tế, Học viện chính trị hành chính khu vực III, thì Việt Nam hiện có khoảng 30 ngành kinh tế - kỹ thuật cần đến công nghiệp hỗ trợ, trong đó có nhiều ngành sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng hầu hết các ngành công nghiệp lớn ở Việt Nam đều phải nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện ở nước ngoài để sản xuất. Hay như câu chuyện, nhiều năm nay, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn phải tổ chức các “hội chợ ngược”, nghĩa là người mua đi tìm người bán nguyên phụ liệu, nhưng rồi vẫn tái diễn một thực tế đáng tiếc là hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản buộc phải tìm kiếm nguồn cung nguyên phụ liệu từ các doanh nghiệp Nhật Bản khác, hoặc nhập khẩu từ các quốc gia khác trong ASEAN…

Lý do chính, theo bà Đoan, ngoài sự hậu thuẫn chưa thực sự mạnh mẽ của chính sách, thì sự thiếu kết nối giữa các doanh nghiệp và rào cản từ chất lượng nguồn nhân lực đang khiến ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam “mãi chưa lớn”.

Điều này cũng có nghĩa là, nhóm đối tượng khách hàng mà Hanssip hướng tới đang trong tình thế chưa rộng cửa để phát triển. Cộng thêm với bối cảnh kinh tế Việt Nam được dự báo chưa có nhiều tín hiệu sáng sủa vào năm 2013, có thể thấy, bước đi của N&G  Corp trong hướng chuyển của Hanssip là khá mạo hiểm.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Hoàng cho rằng, thực trạng này không có nghĩa là không có cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

“Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg và Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Cùng với đó là các văn bản hướng dẫn thực hiện. Riêng Hà Nội cũng đã có một chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015. Để đánh giá các chính sách đi vào thực tiễn và có hiệu ứng tích cực thế nào, áp dụng đến đâu, thì cần có thời gian. Song từ phía doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, chúng tôi khẳng định, nhu cầu thị trường rất lớn và N&G Corp đang quyết tâm đầu tư tại dự án này”, ông Hoàng nói và khẳng định, Hanssip sẽ nhắm tới giải toả ngay những nút thắt mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang vướng, đó là tính liên kết yếu và thiếu lao động có kỹ năng.

Đặc biệt, mục tiêu chọn các doanh nghiệp Nhật Bản là đối tượng đầu tàu để làm nên diện mạo cho Hanssip được cho là bước đi “theo dòng thời sự”.

“Các nhà đầu tư Nhật Bản đang dịch chuyển dòng đầu tư để giảm thiểu rủi ro sau các biến cố lớn do thiên tai. Đây là thời điểm tốt để lựa chọn được những nhà đầu tư có tính dẫn hướng cho công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam”, ông Hoàng nói.


Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, N&G Corp và 15 ngân hàng Nhật Bản trong chuyến làm việc
tại Tokyo (Nhật Bản) tháng 11/2012.

Cũng phải nói thêm, trong số các cổ đông chiến lược của N&G Corp, Hanel là một trong những doanh nghiệp đầu tiên có kinh nghiệm làm chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp ở phía Bắc. Đây cũng là doanh nghiệp đang theo đuổi mục tiêu phát triển công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, mà gần nhất chính là thỏa thuận hợp tác với Nhật Bản để sản xuất loại pin thế hệ mới từ nước biển. DOJI với định hướng phát triển Tienphong Bank như một ngân hàng chuyên doanh cho công nghiệp phụ trợ là những điểm mấu chốt tạo nên thế bền chặt của liên kết này.

Tại lễ khởi công Hanssip và Tổ hợp công nghiệp phụ trợ Hanel, các đối tác Nhật Bản sẽ trở lại Việt Nam để  hoàn tất các kế hoạch đã bàn thảo. Thậm chí, trong lịch làm việc dày đặc của N&G Corp và các cổ đông, đối tác chiến lược trong năm 2013 tới, các chuyến đi xúc tiến đầu tư tại 47 địa phương của Nhật Bản đã được thu xếp... Diện mạo mới của Hanssip đang thành hình rõ nét.

Quy hoạch Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội 

  • Vị trí: huyện Phú Xuyên (Hà Nội), nằm tại cửa ngõ phía Nam Thủ đô, phía Tây giáp Quốc lộ 1A cũ, phía Đông giáp với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía Nam, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 60 km và cách Cảng Hải Phòng 80km (theo đường Quốc lộ 5B mới).
  • Mục tiêu: Khu công nghiệp chuyên biệt, tạo mặt bằng đồng bộ, đạt tiêu chuẩn phục vụ các doanh nghiệp vào tham gia sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
  • Giai đoạn I: khoảng 640 ha. Khu A: khu công nghiệp, nằm ở phía Bắc tuyến đường nối quốc lộ 1A cũ và cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; Khu B: khu đô thị - dịch vụ, nhà ở công nhân.
  • Các lĩnh vực thu hút đầu tư: cơ khí chế tạo, dệt may, da giày, điện tử, tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghệ cao…
  • Cung cấp quỹ đất để tiếp nhận hàng trăm nhà máy, cơ sở sản xuất thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ di rời ra khỏi trung tâm Hà Nội theo Quy hoạch chung Thủ đô tầm nhìn 2050.

Khánh An

Vinhomes Gallery Chung cư Vinhomes Gallery Dự án Vinhomes Gallery Vinhomes Giảng Võ Chung cư 23 lê duẩn tân hoàng minh lê duẩn Dự án tân hoàng minh lê duẩn Officetel 23 lê duẩn chung cu vinhomes lo duc vinhomes lo duc du an vinhomes lo duc officetel ha noi

 

Thông tin chung cư 201 minh khai sản phẩm otis nha trang dự án Sunshine Sky Park phân khúc Sunshine Sky Garden chung cư

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Sien I&D
Vesta
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ Hà Nội