DOANH NGHIỆP NHẬT CÒN “RỤT RÈ” TRƯỚC CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

10:23 | 20/10/2015

(DĐDN) – Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản năm 2015 do VCCI phối hợp với Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức mới đây tại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cho biết còn “rụt rè” và chưa tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại đã ký kết cùng Việt Nam.

 Chưa tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại

Giáo sư Kenichi Kawasaki – Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật bản (JIIA) và Viện nghiên cứu chính sách quốc gia (GRIPS) đánh giá, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được những thành quả trong thời quan qua, nhưng chưa tận dụng được hết tiềm năng nhất là đối với các hiệp định thương mại cùng Việt Nam.

hoi-thao

Các vị diễn giả tại Diễn đàn

“Theo tôi, khi Chính phủ đã mất công đàm phán và đạt được các ký kết hợp tác quốc tế thì nên tuyên truyền và phổ biến để bản thân doanh nghiệp hiểu hết được lợi ích của việc hợp tác đem lại. Đáng lẽ 100% doanh nghiệp Nhật Bản nên tận dụng cơ hội tham gia hợp tác với Việt Nam. Nhưng khảo sát cho thấy, chỉ 50% doanh nghiệp Nhật Bản mới tìm hiểu cơ hội và đầu tư tại Việt Nam sau các hợp tác song phương và đa phương. Do đó, với Hiệp định TPP, tôi hi vọng Chính phủ Nhật Bản nên có những chính sách tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước mở rộng hợp tác sang Việt Nam và quốc tế” – ông Kenichi Kawasaki khuyến nghị.

Ông Katsuro Nagai – Đại sứ quán Nhật Bản nhấn mạnh, cũng như bất cứ nước nào khi cải cách kinh tế để chuẩn bị mở cửa hội nhập, Chính phủ và người dân cần có định hướng rõ ràng về lĩnh vực nào ưu tiên. “Theo chúng tôi được biết, ngành dệt may, thủy sản, nông nghiệp là ngành Việt Nam kỳ vọng rõ nét trong sau TPP. Như vậy, Chính phủ đã định hình được lĩnh vực nào phát triển thì nên có sự ưu tiên. Ngược lại, sau TPP, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi nông nghiệp vào Việt Nam sẽ nhiều hơn, nên Việt Nam sẽ bị cạnh tranh gay gắt. Do đó, bản thân Chính phủ cần tăng nguồn lực trong nước để tăng sức cạnh tranh” – ông Katsuro Nagai nói.

Ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ

Cùng bàn về những lĩnh vực ưu tiên khi TPP được ký kết, ông Shimon Tokuyama – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam – JBAV cho rằng,  ngoài nông nghiệp thì ngành công nghiệp của Việt Nam cũng cần được ưu tiên cao, nhất là những lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn như phụ tùng ô tô. Đặc biệt, vị đại sứ khuyến cáo Chính phủ Việt Nam cần có sự thống nhất xuyên suốt từ Chính phủ, đến doanh nghiệp và người lao động để chuẩn bị tốt cho hội nhập.

Trong khi đó, bà Yuri Sato – Phó chủ tịch JETRO cho biết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản có mong muốn đầu tư ra nước ngoài, phần lớn đều lựa chọn Việt Nam. Trong số hơn 500 doanh nghiệp được tìm hiểu, có tới 130 công ty mong muốn đầu tư vào Việt Nam; trong khi chỉ có 78 doanh nghiệp muốn đầu tư vào Thái Lan.

“Việt Nam muốn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh cung cấp phụ tùng cho các nhà đầu tư nước ngoài thì phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là điều không thể thiếu. Chúng tôi sẽ kết nối doanh nghiệp Nhật với các doanh nghiệp Việt muốn bán các phụ tùng đó” – Đại diện JETRO chia sẻ.

Cũng tại diễn đàn, ông Nguyễn Hoàng – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA), Chủ tịch Tổng giám đốc N&G Corp cho rằng, đối tác kinh tế (EPA) Việt Nam – Nhật Bản (EPA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hai hiệp định rất quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà cũng sẽ góp phần mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản.

Vậy để EPA và TPP thực sự có hiệu quả và để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cũng như chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam, theo ông Nguyễn Hoàng, Chính phủ hai nước và doanh nghiệp hai nước cần phải cung cấp thông tin đầy đủ đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản để biết nhu cầu thị trường linh phụ kiện hiện Việt Nam đang nhập khẩu; cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đang có khả năng, nhu cầu hợp tác sản xuất với doanh nghiệp Nhật Bản; các chính sách ưu đãi và dự kiến ưu đãi khi họ vào đầu tư.Thông tin chung cư Booyoung Vina Mỗ Lao sản phẩm Citadines Hạ Long dự án Chung cư Tokyo Tower Hà Đông chính sách D’.El Dorado

Hồ Hường

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Sien I&D
Vesta
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ Hà Nội