Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch HANSIBA khẳng định: Hội thảo nhằm cụ thể hóa Biên bản Hợp tác về tài chính và hạ tầng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đã ký ngày 7/11/2013, đưa ra gói tài chính, hỗ trợ về nguồn vốn, hạ tầng nhà xưởng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc lĩnh vực CNHT. Đồng thời là diễn đàn mở để doanh nghiệp hội viên HANSIBA, các nhà nghiên cứu thể chế chính sách kinh tế, có những ý kiến đóng góp với Nhà nước về cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển ngành CNHT, từ đó nỗ lực thực hiện và hoàn thành các bước cụ thể trong nhiệm vụ chung tay phát triển CNHT quan trọng này.
Ông Đặng Huy Đông, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong thời gian qua, Bộ đã công bố Sách hướng dẫn chương trình hỗ trợ DNNVV với thông tin về các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang được Chính phủ thực hiện, từ đó, doanh nghiệp có thể tiến hành các bước tiếp theo để tiếp cận chương trình hỗ trợ. Tới đây, Bộ sẽ phối hợp với các bên liên quan đồng thời tranh thủ các ý kiến tại Hội thảo lần này để có những hỗ trợ thiết thực đúng theo tập quán, thông lệ quốc tế mà không bị đánh giá là có hành động trợ giá với các doanh nghiệp trong nước. Theo đó, có thể xem xét trợ giúp doanh nghiệp về công tác giáo dục đào tạo nhân sự, quản trị kinh doanh, quản trị tài chính... Phân tích về các DNNVV hiện nay nói chung và trong lĩnh vực CNHT nói riêng, ông Đặng Huy Đông nhấn mạnh: Các DNNVV ở nước ta hiện vẫn còn có thói quen làm ăn kiểu gia đình, kinh nghiệm truyền thống mà chưa xây dựng hệ thống quản trị cũng như các tiêu chí theo quy định hiện hành để đáp ứng các điều kiện vay vốn hỗ trợ của ngân hàng. Do đó, tới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tăng cường các hoạt động trợ giúp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngày càng chuyên nghiệp và quy mô hơn, tiệm cận hơn với các quy định của hệ thống ngân hàng, đáp ứng được các tiêu chí, thuận tiện trong vay vốn phục vụ sản xuất – kinh doanh...
Ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội cũng khẳng định tầm quan trọng của CNHT trong giai đoạn phát triển hiện nay, nhất là trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng và chịu sự cạnh tranh ngày càng lớn. CNHT được nhìn nhận là góp phần giảm thiểu nhập siêu do nhập khẩu linh kiện, phụ tùng và thay vào đó là sản phẩm chế tạo trong nước; tận dụng nguồn lực tại chỗ để phát triển công nghiệp nói riêng cũng như hiện thực hóa mục tiêu CNH nói chung. Mặt khác, bản thân ngành CNHT cũng là lĩnh vực hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài triển khai cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Theo ông Thăng, tính đến nay, Chính phủ đã áp dụng một số chính sách, quyết định nhằm thúc đẩy ngành CNHT phát triển, như: Ban hành danh mục sản phẩm CNHT gồm sản phẩm đầu vào ngành dệt may, da giày, điện tử-tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo. Riêng Thành phố Hà Nội cũng ban hành chính sách khuyến khích CNHT về xúc tiến thương mại, công nghệ và đào tạo, tuyên truyền và quảng bá sản phẩm… Ông Thăng cũng chỉ rõ, bên cạnh đó, ngành CNHT vẫn tồn tại một số nhược điểm, hạn chế như: thời điểm xuất phát muộn, thiếu vốn và nguồn công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Do đó, các doanh nghiệp mong muốn cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn, tăng cường hỗ trợ thông qua chính sách, cơ chế phù hợp với sự ưu đãi hơn trong thời gian tới; trong đó tập trung đáp ứng yêu cầu hàng đầu của doanh nghiệp là tiếp cận và được vay vốn lãi suất thấp, được tạo điều kiện thuê mặt bằng kịp thời, đúng yêu cầu để triển khai dây chuyền sản xuất.
Nhân dịp này, lãnh đạo HANSIBA, đại diện Công ty cổ phần phát triển công nghệ Ngày và Đêm, Công ty TNHH thiết bị điện nước POWA trao hồ sơ vay vốn tới lãnh đạo VDB đồng thời các đại biểu đã chứng kiến lễ ký kết Hợp đồng cung cấp tín dụng giữa TP Bank và công ty kim khí Thăng Long./. Dự án Chung cư the k park chính thức ra mắt dự án the k park văn phú phân khúc mới the k park văn phú đang nóng nhất |
||||
|
||||
Việt Hà |