“Khởi tạo” doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

10:29 | 04/05/2015

(DĐDN) - Trao đổi với DĐDN, ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội DN ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (HANSIBA) - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP đầu tư và phát triển N&G khẳng định: hiệp hội sẽ nỗ lực chung tay để phát triển “khởi tạo” những “trái ngọt” là các DN, doanh nhân làm CNHT bởi họ chính là những người nắm “tương lai” phát triển cho ngành CNHT nước nhà.

 

- Trong bối cảnh hiện nay, ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, sự phát triển của lĩnh vực này chưa thực sự có định hướng rõ nét, thưa ông?

Chủ trương phát triển mạnh ngành CNHT Việt Nam là vô cùng chính xác của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên thực tế gặp một số trở ngại không nhỏ.

Cơ hội lần thứ nhất để phát triển ngành CNHT của Việt Nam đã  trôi qua kể từ khi Việt Nam có chính sách đổi mới mở cửa thu hút các DN đầu tư nước ngoài - FDI (đặc biệt là các DN tập đoàn lớn đã vào Việt Nam đầu điển hình như: Toyota, Honda, Ford, Panasonic, Canon...). Do nhiều yếu tố và vì lợi nhuận của các tập đoàn này, cũng như do các tập đoàn này tham gia quá sâu vào việc nhận cung ứng đầu vào của các DN CNHT trên thế giới, đặc biệt là DN tại chính bản quốc của họ.

Bên cạnh đó, nguồn lực các DN Việt Nam chúng ta còn hạn chế, phần lớn chỉ chạy theo lợi nhuận ngắn hạn và tự phát theo phong trào, chỉ kinh doanh thương mại nhỏ lẻ nhanh thu tiền và  muốn làm giàu nhanh khi thấy đầu tư bất động sản, chứng khoán là có lời. Định hướng và tầm nhìn của chính sách vĩ mô Nhà nước là đúng đắn nhưng ban hành chính sách để đi vào đời sống DN lại chưa kịp thời. Và đặc biệt tính chịu trách nhiệm cá nhân của mỗi vị trí còn rất hạn chế, có thể do thể chế quy định của pháp luật làm cho các cá nhân không dám phát huy và dám chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn của mình.

Mặt khác, việc toàn cầu hóa cũng làm cho các DN Việt Nam vốn đã yếu sẽ càng yếu trong sản xuất kinh doanh. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng cần được Nhà nước quan tâm chú trọng giải quyết để thúc đẩy sự phát triển của ngành CNHT, đặc biệt là khởi tạo DN CNHT – ngành công nghiệp chủ lực và là bài toán căn cơ để đưa Việt Nam sớm thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

- Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề khởi tạo DN CNHT?

Chương trình Khởi nghiệp quốc gia” được tổ chức bởi Báo Diễn đàn DN trực thuộc VCCI từ năm 2003 đến nay. Trải qua 12 năm vận hành, chương trình này đã khẳng định thành quả, bằng rất nhiều “những trái ngọt” của một “vườn ươm” cho DN nước nhà. Bản thân tôi, với vai trò là một doanh nhân, với khởi đầu tay trắng lập nghiệp cách đây hơn một thập kỷ, cũng hết sức tâm đắc với câu Slogan chương trình: “Tuổi trẻ sáng tạo – Quyết trí lập nghiệp”. Tới đây, qua trao đổi, làm việc với các đồng chí lãnh đạo thường trực Ban Tổ chức, hiệp hội HANSIBA chúng tôi cũng đó có những định hướng cụ thể để chung tay đồng hành cùng “Chương trình Khởi nghiệp quốc gia” này. Bởi HANSIBA với định hướng phát triển và một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đã đề ra thì Hiệp hội cũng rất trọng tâm đặc biệt để hỗ trợ xây dựng hình thành các DN mà chúng tôi đặt là DN “khởi tạo”. Với định hướng hỗ trợ hết sức cụ thể bằng các giải pháp về hạ tầng nhà xưởng sản xuất, vườn ươm nghiên cứu chế tạo, tài chính, đầu vào – đầu ra sản phẩm, hiệp hội sẽ nỗ lực chung tay để phát triển những “trái ngọt” là các DN, doanh nhân “khởi tạo” bởi họ sẽ chính là những người nắm “tương lai” phát triển cho ngành CNHT nước nhà, như định hướng phát triển bền vững, hiệu quả mà HANSIBA luôn hướng tới.

- Vậy ông có kiến nghị và giải pháp cụ thể gì cho ngành CNHT trong thời gian tới?

Với vai trò, nhiệm vụ là Chủ tịch một Tổ chức Hiệp hội DN ngành CNHT, tôi xin có một số ý kiến đề xuất cụ thể với các cấp, ngành Nhà nước như sau:

Chính phủ cần sớm thành lập Ban chỉ đạo quốc gia để phát triển CNHT.

Thứ nhất, sớm ban hành các chính sách ưu đãi cao nhất cho ngành CNHT là rất cần thiết. Tuy nhiên, nhà nước nên đặc biệt lưu ý khi ban hành chính sách cho CNHT, nếu chính sách đại trà cho cả DN FDI và DN Việt Nam thì các DN Việt Nam đã khó khăn sẽ rất khó khăn hơn nữa trong hội nhập phát triển vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ toàn cầu. Bản chất là các sản phẩm của DN Việt Nam chưa có đầu ra, vốn kém; công nghệ máy móc chưa tiếp cận được... Ngoài ra, cũng cần chú ý tới các DN FDI, làm sao để họ vào và liên kết với các DN Việt Nam cùng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghệ cao...

Thứ hai, Chính phủ cần sớm thành lập Ban chỉ đạo quốc gia để phát triển CNHT. Lấy công việc cụ thể làm xương sống thực hiện như: tổ chức gặp gỡ với từng tập đoàn lắp ráp lớn đang có mặt tại Việt Nam, một mặt đề nghị họ đặt hàng để các DN Việt Nam sản xuất một cách cụ thể, chuyển giao hoặc hỗ trợ giới thiệu, chuyển giao các công nghệ máy móc để sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đủ tiêu chuẩn cấp cho chính các tập đoàn này, mặt khác sẽ tiếp tục hỗ trợ các tập đoàn lắp ráp về cơ chế (đất đai, thuế….) hoặc công việc khác để họ song hành cùng trách nhiệm thực hiện.

Thứ ba, tổ chức kết nối các “nhóm DN” theo từng ngành nghề CNHT của Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc để lôi kéo thu hút họ đầu tư, kinh doanh liên kết cùng các DN Việt Nam sản xuất tại một số Khu công nghiệp chuyên sâu CNHT tại Việt Nam.

Thứ tư, Chính phủ nên quy hoạch thật chi tiết từng vùng kinh tế CNHT; Khu vực vùng kinh tế nào nên phát triển ngành CNHT gì ? Tránh đầu tư dàn trải lãng phí và cạnh tranh đối kháng nội bộ trong nước với nhau.

- Xin cảm ơn ông.

Từ năm 2006, Cty Cổ phần Đầu tư Phát triển N&G (N&G Corp) đã mạnh dạn nghiên cứu, khảo sát ngành CNHT Việt Nam và xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip). Trải qua 5 năm chuẩn bị, đến nay, giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành 72 hecta đủ điều kiện tiếp đón các DN đầu tư vào tham gia sản xuất. Hanssip được quy hoạch 640 ha và định hướng mở rộng là 2.000 ha. Hanssip là động lực quan trọng để thúc đẩy ngành CNHT Hà Nội – các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Việt Nam. Mặt khác, Hanssip được quy hoạch thiết kế tổ hợp công nghiệp – đô thị bởi tập đoàn Nikken Sekkei – Nhật Bản để thúc đẩy hình thành đô thị vệ tinh CNHT phía Nam Hà Nội – đô thị vệ tinh Phú Xuyên. 

 Thông tin Chung cư Bel Air Hà Nội sản phẩm Palatium Mari Resort dự án Dự án Annecy Garden chính sách Dự án The Grand Sevilla

Thúy Oanh thực hiện

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Sien I&D
Vesta
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ Hà Nội