Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

03:29 | 09/10/2017

Theo Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ và mục tiêu đến năm 2020 do TP Hà Nội ban hành, Hà Nội sẽ có khoảng 900 doanh nghiệp chuyên sâu về công nghiệp hỗ trợ, trong đó có 40% doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt chuẩn quốc tế.

 Để Đề án đi vào cuộc sống, thành phố sẽ triển khai các chương trình phát triển cụ thể; tập trung hỗ trợ hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài; thu hút, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc quản lý, quản trị quốc tế, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.


Theo ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bên cạnh những thành quả đáng khích lệ, ngành Công nghiệp hỗ trợ vẫn còn những hạn chế cần khắc phục như tỷ lệ nội địa hóa, năng suất, chất lượng thấp so với nhiều nước trong khu vực; mới dừng lại ở chế tạo, gia công các sản phẩm đơn giản, giá trị gia tăng thấp; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc phá sản.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải trao đổi với Ban Giám đốc cùng các bạn trẻ Start-Up thành viên sinh hoạt tại Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp DN CNHT SCSI - HANSIBA trong lễ ra mắt Trung tâm


Thành phố cũng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để triển khai các chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ do Chính phủ ban hành, đồng thời kiến nghị để có những chính sách đặc thù phù hợp và tận dụng tiềm năng phát triển của Thủ đô. 

Trước đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (Hansiba) cũng đã gửi báo cáo tình hình và đề xuất giải pháp phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam lên Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội. Trong đó, Hiệp hội đề xuất thành lập Ban chỉ đạo cấp Nhà nước do Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban, với sự tham gia của một số bộ ngành, địa phương để thống nhất chỉ đạo thúc đẩy giải quyết các khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp CNHT.

Bên cạnh đó, Hiệp hội kiến nghị xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để phát triển các doanh nghiệp thuộc ngành CNHT, quyết tâm đến năm 2020 đạt tỷ trọng 5-10% trên tổng số doanh nghiệp Việt Nam. Các giải pháp về vốn (ãi suất vay, hạn mức vay…) vì theo các quy định về điều kiện vay vốn đối ứng của chủ đầu tư vẫn còn trở ngại đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT.

Ngoài ra, giải pháp các thành lập quỹ tài chính giành riêng cho các doanh nghiệp CNHT, là quỹ mở thu hút mọi nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước, giải pháp cho phép các doanh nghiệp tư nhân thuộc ngành CNHT được tiếp cận vay cốn ODA để đầu tư mua thiết bị, máy móc, công nghệ của nước ngoài (đặc biệt chú trọng vào Nhật Bản) để có khả năng sản xuất, liên kết tham gia chuỗi sản xuất của Nhật Bản và của toàn cầu.

Việc kết nối các doanh nghiệp tập đoàn lớn quốc tế đang có mặt tại Việt Nam là hết sức quan trọng, doanh nghiệp sản xuất VN cần trực tiếp “chen chân” được vào chuỗi sản xuất và cung cấp linh kiện cho họ.

Ông Nguyễn Hoàng – Chủ tịch Hansiba đề xuất thêm một số giải pháp mới để phát triển công nghiệp hỗ trợ ở thủ đô, đó là cần sớm có chính sách ưu đãi, giải pháp cụ thể hơn nữa cho các KCN hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) hoạt động theo hình thức hợp tác công tư PPP. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ được thuê hạ tầng, nhà xưởng với giá ưu đãi và kết nối liên kết sản xuất tại KCN chuyên sâu này.
 
Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, HANSIBA đã triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, kết nối hợp tác, tiếp cận các nguồn vốn tài chính, tư vấn công nghệ, thiết bị. Đặc biệt, khu công nghiệp chuyên sâu về công nghiệp hỗ trợ đầu tiên của Việt Nam đã cơ bản hoàn thiện giai đoạn 1 với diện tích khoảng 100 ha và dự kiến vào quý II năm 2018, tổ hợp sản xuất ô tô điện của doanh nghiệp thành viên liên doanh đầu tư với doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ được khởi công.

Nhân dịp này, Hiệp hội đã công bố các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực thu hút vốn, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, kết nối kinh doanh thương mại, cung ứng đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời, ra mắt Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Startup.
Hương Ly

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Sien I&D
Vesta
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ Hà Nội