Tạo cơ chế tốt nhất để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào Hanssip

09:04 | 12/02/2014

(Theo báo KTĐT) - Sáng 11/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm, làm việc và trồng cây lưu niệm dịp đầu xuân mới tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip). Cùng đi có Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Phòng TM&CN Việt Nam Vũ Tiến Lộc.

Dự án Hanssip có quy mô quy hoạch 640ha và kỳ vọng định hướng mở rộng 2.000 ha trên địa bàn xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên. Khi đi vào hoạt động ổn định, Hanssip sẽ thu hút khoảng 3.000 DN lớn nhỏ, tạo trên 300.000 việc làm mới, đóng góp cho ngân sách nhà nước 15.000 – 20.000 tỷ đồng/năm. Hanssip được N&G Corp đầu tư giải phóng mặt bằng từ cuối năm 2012 với gần 1.000 hộ dân trong giai đoạn I với diện tích 84ha, sau đó tổ chức khởi công xây dựng. Hiện dự án đang được xây dựng hạ tầng trong và ngoài KCN, theo kế hoạch ngay trong tháng 6/2014 sẽ đưa ngay được khoảng 30 DN lớn, nhỏ vào tham gia xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm ngành CNHT.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nghe giới thiệu nghe giới thiệu về khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội. Ảnh: Đức Giang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nghe giới thiệu nghe giới thiệu về khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội. Ảnh: Đức Giang
Ông Nguyễn Hoàng – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc N&G Corp (chủ đầu tư), Chủ tịch Hiệp hội DN ngành CNHT Hà Nội kiến nghị các cơ quan hữu quan xem xét ban hành cơ chế ưu đãi cho ngành CNHT trên cơ sở hiệu chỉnh các chính sách hiện hành nhưng chưa thiết thực đi vào thực tế cuộc sống và DN. Đồng thời, chủ đầu tư kiến nghị Nhà nước xem xét phê duyệt đề án chính sách ưu đãi cho Hanssip là KCN đầu tiên của Việt Nam để tạo tiền đề lan tỏa tới 63 tỉnh, thành cả nước theo quy hoạch phát triển CNHT.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, chủ đầu tư cần xác định, thu hút đầu tư vào KCN thì chất lượng dịch vụ là yếu tố quyết định, chứ không phải ở giá đất ưu đãi hay không. Bên cạnh đó, công tác đào tạo lao động cần kịp thời để không tạo ra độ trễ so với nhu cầu.
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho rằng, cần sớm hình thành quỹ huy động vốn trong xã hội để hỗ trợ lãi suất cho DN, chứ không thể chờ phía ngân hàng vì đó cũng là các DN phải hoạt động theo quy luật thị trường. Theo Chủ tịch UBND TP, quan trọng nhất là các cơ chế chính sách phải khuyến khích được nhà đầu tư, thể hiện chính sách đặc thù về miễn, giảm thuế đất, thuế thu nhập...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi công nhân viên khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội. Ảnh: Đức Giang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi công nhân viên Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội. Ảnh: Đức Giang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, vấn đề lớn nhất hiện nay cần giải quyết ngay chính là cơ chế chính sách, sao cho có mức thuế giúp DN đầu tư vào đây sinh lời cao hơn khi ở các nước khác thì mới mong thu hút DN vào. Cơ chế thu hút đầu tư phải thật sự thông thoáng, cởi mở, để phát triển được ngành CNHT của Hà Nội và Việt Nam đón đầu cơ hội năm 2015 Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN năm 2015 (thuế suất chỉ còn 0%). Mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, chỉ còn 7 năm mà hiện nay Việt Nam mới nội địa hóa được khoảng 10%. Do đó phải phấn đấu để đến năm 2015 chúng ta nội địa hóa được 20%, đến năm 2018 được khoảng 40% thì mới mong giành thế chủ động trên sân nhà.  Vì vậy, TP Hà Nội cần nhanh chóng trao đổi thống nhất với các ban, ngành liên quan để đề xuất cụ thể cơ chế chính sách trình Chính phủ, làm sao cơ bản ngay trong năm nay giải quyết xong vấn đề chính sách. Thông tin hateco xuân phương dự án Hateco 4A Huỳnh Thúc Kháng sản phẩm intracom 8 vĩnh ngọc tin mới nhất ICID Complex Hà Ðông mới nhất

Linh Nguyễn

 

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Sien I&D
Vesta
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ Hà Nội