VCCI hành trình 55 năm khát vọng khởi nghiệp

09:18 | 28/04/2018

Chiều ngày 27/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 55 năm ngày truyền thống VCCI (27/4/1963 – 27/4/2018).

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

 TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Công ty N&G Corp/ Uỷ viên Ban Chấp hành VCCI khoá VI (2016-2021) cùng các Đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và Ban Thường trực Ban Chấp hành VCCI tại Lễ kỷ niệm

(Ngồi giữa) Ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Công ty N&G Corp/ Uỷ viên Ban Chấp hành VCCI khoá VI (2016-2021)/ Chủ tịch Uỷ ban Phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Uỷ ban thuộc VCCI cùng các Đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chiều ngày 27/04/2018
 

Thay mặt Đảng Đoàn - Ban thường trực VCCI, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI đã gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của VCCI. Đồng thời cảm ơn các vị uỷ viên Ban chấp hành và các doanh nghiệp hội viên đã luôn đồng hành.

Tham dự lễ kỉ niệm, có sự tham dự của ông Đoàn Duy Thành – nguyên Chủ tịch VCCI; bà Phạm Chi Lan - nguyên Phó Chủ tịch VCCI; ông Hoàng Văn Dũng – Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực VCCI; bà Phạm Thị Thu Hằng – nguyên Tổng thư ký VCCI. 

“Hôm nay chúng ta hội tụ về đây trong giờ phút linh thiêng, giờ phút mà 55 năm về trước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam của chúng ta đã chính thức được khai sinh. Chúng ta chân thành cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội đồng Chính phủ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có quyết định lịch sử cho sự ra đời của Phòng Thương mại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày nay là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) – tổ chức đại diện cho giới doanh nghiệp Việt Nam ngay từ thủa còn non trẻ”, Chủ tịch VCCI mở đầu bài phát biểu của mình.

Chủ tịch VCCI khẳng định: "Hơn nửa thế kỷ qua, trải qua biết bao biến động thăng trầm của lịch sử, từ một tổ chức nhỏ bé chỉ với 93 doanh nghiệp hội viên với một Ban thư ký gọn nhẹ, VCCI đã từng bước trưởng thành và đã có những đóng góp xứng đáng vào lịch sử phát triển của đất nước và đội ngũ doanh nhân: Đấu tranh xoá bỏ các biện pháp cấm vận của đế quốc Mỹ trong thời chiến, đẩy mạnh phát triển kinh tế và hội nhập trong thời bình".

“Ở giai đoạn nào, VCCI cũng giữ vai trò tiên phong: là động lực cho cải cách thể chế, hội nhập và phát triển doanh nghiệp. Hiện nay VCCI đã có một cộng đồng hội viên đông đảo với trên 200,000 các hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp đại diện cho hơn nửa triệu doanh nghiệp Việt Nam và gần 1000 cán bộ trong bộ máy chuyên trách và đơn vị trực thuộc trong cả nước. VCCI đã chính thức được xác định là tổ chức tham mưu cho Đảng và Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam, tổ chức quốc gia về xúc tiên thương mại đầu tư và đối tác tin cậy của cộng đồng kinh doanh quốc tế”, TS Vũ Tiến Lộc phát biểu.

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm.

VCCI tự hào là tổ chức quốc gia đại diện cho quyền và lợi ích của hơn 10 triệu doanh nghiệp và hàng triệu doanh nhân – những chiến sỹ thời bình trong sự nghiệp xây dựng kinh tế

 

Hơn nửa thế kỷ đã qua, từ một tổ chức nhỏ bé chỉ với 93 doanh nghiệp hội viên với một Ban thư ký gọn nhẹ, VCCI đã từng bước trưởng thành và đã có những đóng góp xứng đáng vào lịch sử phát triển của đất nước và đội ngũ doanh nhân: Đấu tranh xoá bỏ các biện pháp cấm vận của Đế quốc Mỹ trong thời chiến, đẩy mạnh phát triển kinh tế và hội nhập trong thời bình. Ở giai đoạn nào, VCCI cũng giữ vai trò tiên phong: là động lực cho cải cách thể chế, hội nhập và phát triển doanh nghiệp.

Một số hình ảnh tại buổi lễ.

VCCI hiện có trên 200.000 cộng đồng hội viên và gần 1000 cán bộ trong bộ máy chuyên trách và đơn vị trực thuộc trong cả nước.

Điểm lại hành trình 55 năm – hành trình của khát vọng bay lên với dấu mốc, 27/4/1960 Thường vụ hội đồng Chính phủ đã thông qua chủ trương thành lập Phòng Thương mại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Ngày 4/3/1963 Đại hội đầu tiên của Phòng Thương mại đã được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của 93 tổ chức hội viên đầu tiên.

Ngày 27/3/1963 kết quả đại hội và bản điều lệ của Phòng được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn bằng quyết định 58/CP do Thủ tướng Phạm Văn Đồng kí.

Trong thời chiến, Luật sư Dương Văn Đạt- Chủ tịch VCCI khi ấy thường xuyên thông qua các cơ quan báo đài, các diễn đàn quốc tế dấy lên tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp và bạn bè quốc tế phản đối việc Mỹ áp dụng chính sách cấm vận với Việt Nam, và VCCI góp sức cùng Chính phủ Việt Nam phản đối chiến tranh phi nghĩa.

Thời kỳ khi Miền Nam được giải phóng VCCI đã tiếp thu cơ sở của Phòng thương mại công kỹ nghệ Sài Gòn tổ chức chi nhanh của VCCI tại TP.HCM, mở rộng mặt bằng trên phạm vi cả nước, tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế sau chiến tranh. Đồng thời thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng miền 
trong cả nước.

Trong hơn 20 năm của chặng đường đầu tiên, hoạt động sản xuất thương mại bị chi phối cùng nhịp độ của nền kinh tế tập trung điều phối bởi kế hoạch của nhà nước nên Phòng chủ yếu thực hiện vai trò người mở đường hỗ trợ cho các đơn vị xuất nhập khẩu của miền Bắc, thiết lập quan hệ thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa.

10 năm sau thời kỳ hậu chiến, làn gió đổi mới đã dạt dào thổi trên khắp nước Việt. Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 làm nên một cuộc cách mạng lớn lao, với việc đề xướng lãnh đạo sự nghiệp đổi mới bằng quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế đất nước bước vào vận hội mới VCCI chủ động đi đầu trong hoạt động xúc tiến đầu tư mỏ rộng các thị trường trọng điểm tiềm năng, kể cả các thị trường quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao hoặc chưa bình thương hoá như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Isaren và Đài Loan.

Là tổ chức đầu tiên tới Bắc Kinh vào những năm 1990, để nối lại quan hệ với Uỷ ban Xúc tiến Mậu dịch Quốc tế (Trung Quốc).

55 năm một chặng đường dài, giới công thương và doanh nhân Việt Nam đâu có thể quên người lãnh đạo cơ quan VCCI đã đồng hành cùng họ trên con đường tiến quốc, những trí tuệ Việt lưu dấu ấn cùng thời đại mới như Đoàn Ngọc Cung, Phạm Chi Lan, Đoàn Duy Thành, Vũ Tiến Lộc cùng nhiều vị lãnh đạo khác.

Sau 25 năm được đặt đúng vị thế từ năm 1993, VCCI đã đi được những bước dài so với hành trình 55 năm của mình.

VCCI tự hào là tổ chức quốc gia đại diện cho quyền và lợi ích của hơn 10 triệu doanh nghiệp và hàng triệu doanh nhân – những chiến sỹ thời bình trong sự nghiệp xây dựng kinh tế.

VCCI đã tổ chức nghiên cứu và đề xuất khuyến nghị các chủ trương phương án đàm phán gia nhập WTO, FTA PPP và các điều ước quốc tế, cùng nhiều chủ trương chính sách quan trọng khác của Đảng và nhà nước.

VCCI đi đầu trong hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại và đầu tư với Hoa Kỳ, sau khi Việt Nam – Hoa Kỳ bình thường hoá quan hệ thương mại năm 2001. Đây là bản đạp để Việt Nam gia nhập tổ chức WTO năm 2007, chính thức mở ra thời cơ và thách thức mới cho cộng đồng doanh nghiệp trong thời kỳ mở cửa thị trường, tự do thương mại quốc tế.

VCCI vừa được chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì đề án xúc tiến thương mại và đầu tư với các đối tác chiến lược và quan trọng của Việt Nam.

Hơn nửa thế kỷ qua, trải qua biết bao biến động thăng trầm của lịch sử, từ một tổ chức nhỏ bé chỉ với 93 doanh nghiệp hội viên với một Ban thư ký gọn nhẹ, VCCI đã từng bước trưởng thành và đã có những đóng góp xứng đáng vào lịch sử phát triển của đất nước và đội ngũ doanh nhân: Đấu tranh xoá bỏ các biện pháp cấm vận của đế quốc Mỹ trong thời chiến, đẩy mạnh phát triển kinh tế và hội nhập trong thời bình. Ở giai đoạn nào, VCCI cũng giữ vai trò tiên phong: là động lực cho cải cách thể chế, hội nhập và phát triển doanh nghiệp.

VCCI đã chính thức được xác định là tổ chức tham mưu cho Đảng và Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam, tổ chức quốc gia về xúc tiên thương mại đầu tư và đối tác tin cậy của cộng đồng kinh doanh quốc tế.

Có mặt tại Lễ kỷ niệm ngày hôm nay, ông Hoàng Văn Dũng, Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực VCCI khẳng định vai trò quan trọng của VCCI trong quá trình phát triển đất nước, quá trình đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp.

"Hiện tại, số lượng doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam còn ít. Muốn đất nước cất cánh và phát triển, dân không phải đi làm thuê thì cần phải có nhiều người chủ, nhiều doanh nghiệp. Đây cũng chính là vai trò của VCCI, cùng với Đảng tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp tư nhân phát triển và cất cánh”, ông Dũng khẳng định.

Cũng có mặt tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa khẳng định “VCCI luôn lắng nghe cộng dồng doanh nghiệp, tiếp thu ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp”.

Thay mặt Đảng Đoàn và Ban Thường trực VCCI, TS Vũ Tiến Lộc cũng gửi lời cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên cơ quan đã luôn đoàn kết, gắn bó, sáng tạo, tận tâm với sự nghiệp phát triển của VCCI, đồng thời bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục sát cánh trên hành trình vì doanh nghiệp trong thời gian tới.

 

 

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Sien I&D
Vesta
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ Hà Nội