VIỆT NAM-NHẬT BẢN: CHƯA TẬN DỤNG HẾT HIỆP ĐỊNH SẴN CÓ

10:23 | 19/10/2015

(DĐDN) – Rất nhiều hi vọng mới trong mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản đang được đặt vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng liệu TPP có tạo ra sự thay đổi đáng kể giữa hai nền kinh tế, khi kết quả của các hiệp định thương mại tự do trước đó vẫn còn dưới mức kỳ vọng.

Chỉ chưa đầy 10 ngày sau khi quá trình đàm phán TPP đi vào hồi kết tại Atlanta, Mỹ, một diễn đàn kinh tế song phương giữa VN và Nhật Bản đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hợp tác cùng Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) tổ chức tại Hà Nội, nhằm bàn về việc thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Hiệp định thương mại cũ còn chưa dùng hết…

Hiện tại, Nhật Bản đang là một trong những đối tác kinh tế lớn nhất của nước ta. Về quan hệ thương mại, Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của VN, và là thị trường nhập khẩu đứng thứ ba. Xét về quan hệ đầu tư, Nhật Bản đang là nước cung cấp dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai cho VN, sau Hàn Quốc.

Chính phủ 2 nước đã ban hành Chiến lược công nghiệp hóa trong khuôn khổ hợp tác VN-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Kế hoạch hành động cho 6 ngành công nghiệp, gồm điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông, thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng và sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô. Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của Nhật Bản đối với nền kinh tế VN như thế nào.

Đối với Nhật Bản, VN cũng được coi là một thị trường ngày càng quan trọng. Ông Shimon Tokuyama – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại VN, cho biết rất nhiều DN Nhật Bản cũng đang coi VN không chỉ là một địa điểm sản xuất để xuất khẩu, mà còn là một thị trường tiêu dùng quan trọng với hơn 90 triệu dân.

Cũng như nhiều DN trong nước, có thể thấy thông tin về việc kết thúc quá trình đàm phán TPP trong những ngày gần đây cũng đã tạo động lực rất nhiều cho các DN Nhật Bản, khi hướng tới thị trường VN. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Cẩm Tú – Thứ trưởng Bộ Công Thương, TPP cũng chỉ là một yếu tố trong mối quan hệ giữa VN và Nhật Bản. Ngoài chiến lược công nghiệp hóa và kế hoạch hành động cho 6 ngành công nghiệp, giữa hai nước cũng đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế VN – Nhật Bản, và cùng tham gia vào các hiệp định thương mại tự do ASEAN+1 và ASEAN+3. Hơn nữa, Sáng kiến chung VN-Nhật Bản cũng đã được hai bên thực hiện trong nhiều năm qua nhằm gỡ bỏ những rào cản kinh doanh cho DN Nhật bản tại VN.

Hiệp định ký kết cũng nhiều, các chương trình hợp tác được ký kết cũng nhiều, nhưng theo ông Tú, kết quả đạt được vẫn còn dưới mức kỳ vọng nhiều. “Việc nên làm hiện tại để thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa VN và Nhật Bản lên mức cao hơn là tận dụng hết những hiệp định hay chương trình hợp tác sẵn có, thay vì bỏ phí và lại trông chờ vào TPP chưa biết khi nào có hiệu lực” – ông Tú nhấn mạnh.

DN thiếu thông tin

Trong bài phát biểu của mình, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch của VCCI cũng đồng tình rằng, mặc dù đầu tư từ Nhật Bản vào VN nhiều, trong những năm qua các tập doàn lớn nhất của Nhật Bản đã xuất hiện ở VN, nhưng ta vẫn chưa hình thành được chuỗi giá trị VN-Nhật Bản, phần lớn nguyên liệu, phụ tùng vẫn được nhập từ các nước khác.

Như vậy, một khi TPP có hiệu lực, điều này sẽ thay đổi? Câu trả lời thực tế vẫn còn nằm trong tương lai. Nhưng một kết quả của một cuộc khảo sát do Jetro thực hiện đưa ra quan ngại rằng TPP rồi cũng rất có thể không đạt được kỳ vọng giống với những hiệp định mà hai nước đã ký kết trước đó.

Giáo sư Ken Kawasaki tại Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật bản và Viện nghiên cứu chính sách quốc gia, trích dẫn nghiên cứu của Jetro rằng, chỉ có 20-30% DN Nhật Bản tận dụng được những hiệp định thương mại đã ký kết, trong khi đáng ra con số này phải là 100%. Theo ông Kawasaki, hầu hết các DN khi được hỏi đều trả lời họ không hiểu gì về các hiệp định này, cũng không biết gì về lợi thế và không biết phải làm việc với cơ quan Chính phủ nào nếu muốn tìm hiểu về các hiệp định.

“VN, Nhật Bản và các nước ASEAN đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do với nhau, nhưng thực tế không được sử dụng” – ông Kawasaki kết luận.

Nhiều DN Việt Nam và Nhật Bản không hiểu về các hiệp định thương mại mà VN và Nhật Bản đã tham gia.

Thực tế thì các DN Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều vào VN, và sẽ còn ngày càng nhiều hơn. Nhưng lý do chính không phải là vì sự ra đời của các hiệp định thương mại, hay các chương trình hợp tác giữa hai bên. Phần lớn các nhà đầu tư Nhật Bản khi được hỏi vẫn cho rằng yếu tố ổn định chính trị, quy mô thị trường lớn và chi phí đầu tư rẻ là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định đầu tư.

 

Với quan điểm của một nhà nghiên cứu, ông Kawasaki cho rằng, trách nhiệm ở đây thuộc về Chính phủ Nhật Bản, do chưa thông tin đầy đủ cho DN về các hiệp định hay chương trình hợp tác đã được ký kết.

Nhưng có lẽ đây cũng là vấn đề mà các DN VN gặp phải. Ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch tập đoàn Sài Gòn Invest thừa nhận rằng, ông cũng như nhiều DN khác mà ông tiếp xúc không hiểu gì nhiều về các hiệp định thương mại mà VN và Nhật Bản đã tham gia. Còn theo ông Nguyễn Hoàng – Chủ tịch Uỷ ban phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội DN ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội, để phát triển được một chuỗi giá trị giữa DN VN và Nhật Bản, điều trước tiên cần làm là cung cấp thông tin đầy đủ đến các DN Nhật Bản biết nhu cầu thị trường linh phụ kiện hiện VN đang nhập khẩu. Ngoài ra, danh sách các DN VN đang có khả năng, nhu cầu hợp tác sản xuất với doanh nghiệp Nhật Bản cũng cần được cung cấp đầy đủ để thúc đẩy sự hợp tác giữa hai bên.Thông tin Vogue Resort Cam ranh sản phẩm Aloha Beach Village dự án Ocean Dunes Phan Thiết chính sách Vietnam Square

Ngọc Linh

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Sien I&D
Vesta
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ Hà Nội