Vốn cho công nghiệp hỗ trợ: Ưu đãi 4 năm vẫn nằm trên giấy

11:14 | 29/08/2014

(Baodautu.vn) Chính sách hỗ trợ đã ban hành gần 4 năm song đến nay chưa DN trong nước nào tiếp cận được vốn ưu đãi. Dù VDB đã thành lập cả Hội đồng thẩm định từ năm 2011, nhưng sau gần 4 năm, VDB mới chỉ giải ngân được cho duy nhất một DN FDI vì không có hồ sơ nào của DN trong nước gửi lên.

Chính sách ưu đãi vẫn nằm trên giấy

Ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội DN công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) khẳng định, CNHT đóng vai trò rất lớn trong công cuộc xây dựng nền kinh tế và chấn hưng đất nước.

CNHT sẽ là bài toán căn cơ để giải quyết tình trạng nhập siêu của Việt Nam cũng như tạo sức hút để thu hút vốn FDI, đặc biệt là vốn FDI từ Nhật Bản và các nước có nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại.

Để thúc đẩy ngành CNHT phát triển, năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 và Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 về phê duyệt đề án Trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực CNHT. Tuy nhiên, cho đến nay, các DN CNHT vẫn hầu như chưa nhận được nguồn vốn ưu đãi từ nguồn này. 

Chia sẻ với khó khăn này của DN, song bà Đào Dung Anh, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cũng cho biết, ngay cả ngân hàng cũng đang gặp khó về thủ tục khi cho vay vốn.

Cụ thể, theo quy định tại Quyết định số 12, “Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được xem xét vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định hiện hành”.

Tuy nhiên, để có thể xác định một dự án là Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ,  Chủ đầu tư cần trình dự án qua Hội đồng thẩm định dự án phát triển CNHT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trên cơ sở đó, NHPT tiếp nhận, thẩm định dự án để cho vay theo quy định hiện hành . Tuy nhiên, từ khi Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg được ban hành đến nay, NHPT chưa nhận được một dự án CNHT nào trong nước đề nghị vay vốn.

“Tại VDB, từ khi thành lập Hội đồng thẩm định thành lập từ năm 2011 đến nay, chúng tôi mới chỉ phê duyệt được 1 dự án cho DN FDI chứ trong nước chưa có DN nào. Chính sách ưu đãi đã có nhưng giải ngân rất thấp”, bà Anh nói, đồng thời cho rằng, thủ tục giải ngân vốn ưu đãi cho DN CNHT cần thông thoáng hơn.  

Được biết, DN CNHT duy nhất được vay vốn ưu đãi từ VDB vào tháng 11/2012 là Công ty TNHH Kyocera Việt Nam.    

Như vậy, có thể thấy các cơ chế ưu đãi chưa đủ sức thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT. Trên thực tế, các ưu đãi không lớn, không rõ ràng nhưng trình tự thủ tục tương đối phức tạp, chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNHT, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.  

Cần thêm ngân hàng TMCP nhập cuộc

Phát biểu tại Hội thảo sáng nay, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông khẳng định, hiện nay, Việt Nam vẫn chủ yếu là sản xuất gia công bởi CNHT chưa đáp ứng được. Nếu không nhanh chóng có giải pháp phát triển CNHT thì Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội mà TPP mang lại một khi Hiệp định này được ký kết.

  Công nghiệp hỗ trợ: Vốn ưu đãi 4 năm vẫn nằm trên giấy  
     

Thời gian qua, khi Việt Nam tăng cường ký kết các hiệp định thương mại tự do, khối DN FDI đã tận dụng rất thành công cơ hội xuất khẩu, thể hiện ở tỷ trọng xuất khẩu lớn. Trong khi đó, DN trong nước tăng trưởng thấp hơn do chưa nắm được cơ hội hội nhập, không có thói quen, hợp tác làm việc theo chuỗi.  

Riêng về vốn, Thứ trưởng cho biết, hiện đang có chương trình quỹ phát triển DN nhỏ và vừa. Theo đó, sẽ ưu tiên phát triển dịch vụ cung cấp tài chính cho các DN trong khu vực này, nhất là những DN tham gia vào chuỗi giá trị theo cụm liên kết. Việc giải ngân của quỹ hỗ trợ phát triển nhỏ và vừa sẽ thực hiện thông quan 1 số NHTM được lựa chọn công khai, bao gồm cả VDB.

“Qua tiếp cận với một số DN, chúng tôi thấy nhu cầu vốn của DN lúc nào cũng rất lớn nhưng không tiếp cận được ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng lại nói phải đi tìm người để cho vay. Ngân hàng cũng là DN, lại gánh trọng trách đảm bảo an ninh nền tài chính nên cho vay phải an toàn. Trong khi đó, DN làm theo kiểu gia đình, sổ sách không có, hồ sơ không đủ cho ngân hàng xét duyệt. Trung tâm hỗ trợ DN vừa và nhỏ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) sẽ hỗ trợ để DN có thể vay vốn, sẽ có thêm nhiều khách hàng chất lượng cho ngân hàng để có thể đẩy tín dụng ra nền kinh tế”, Thứ trưởng Đặng Huy Đông nói.

Được biết, ngoài VDB đang được giao nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư phát triển cho DN ngành CNHT, hiện một số ngân hàng TMCP cũng tham gia hỗ trợ ngành này với nhiều gói tín dụng ưu đãi.

Đơn cử, TPBank triển khai gói tín dụng 1.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi cho đối tượng là các doanh nghiệp phụ trợ đặc thù. Theo đó, DN sản xuất có hợp đồng cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp lớn có thể vay tới 90% khoản phải thu bằng USD hoặc VND tại TPBank. TPBank áp dụng mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 8.0%/năm đối với VND hoặc 3.2%/năm đối với USD cho các khoản vay ngắn hạn (lãi suất cố định 6 tháng), trung và dài hạn (lãi suất cố định tối đa 12 tháng). Đặc biệt, doanh nghiệp có thể vay với điều kiện vô cùng linh hoạt: khách hàng được ưu tiên sử dụng tài sản bảo đảm là khoản phải thu từ các doanh nghiệp lớn. 

Ông Đinh Việt Cường, Giám đốc khối khách hàng DN của TPBank cho biết, với chương trình này, khách hàng không cần tài sản đảm bảo mà chỉ cần có hợp đồng với DN có đầu ra ổn định. Bên cạnh đó, chính sách lãi suất ưu đãi và giảm 40% mức phí khiến gói vay này nhanh chóng được các DN ủng hộ. Được biết, đến nay, rất nhiều DN trong các ngành bao bì, cơ khí, sản xuất linh kiện ô tô, xe máy, sản xuất nhôm, nhựa… đã tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi này của TPBank.
Tại Hội thảo sáng nay, một số DN ngành CNHT cũng may mắn ký hợp đồng vay vốn ưu đãi hoặc gửi hồ sơ vay vốn cho đại diện TPBank, VDB.

Với sự tham gia của ngày càng nhiều ngân hàng, ông Nguyễn Hoàng kỳ vọng, thời gian tới, DN CNHT sẽ dễ thở hơn với vốn. Tuy nhiên, để ngành phát triển nhanh, không chỉ ngân hàng mà Chính phủ cần vào cuộc, ban hành chính sách hỗ trợ thiết thực. Thông tin Chung cư the k park sản phẩm mới the k park văn phú phân khúc dự án the k park chuẩn bị được ra mắt

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Sien I&D
Vesta
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ Hà Nội