Xây dựng đội ngũ doanh nhân thành lực lượng chủ lực trong phát triển kinh tế đất nước

09:18 | 06/11/2015

(DĐDN) – Tiếp nối chương trình Diễn đàn Khởi nghiệp sáng 9/6, phiên thảo luận có chủ đề “Thanh niên Khởi nghiệp” trong khuôn khổ Chương trình Diễn đàn Khởi nghiệp do Ban Kinh tế Trung Ương và VCCI chỉ đạo, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp thực hiện đã diễn ra chiều cùng ngày.

Chương trình sắp được bắt đầu và đã có đông đảo các vị khách mời, các bạn sinh viên tới tham gia

Phiên thảo luận được tổ chức nhằm mục đích góp phần nâng cao nhận thức của các đơn vị xúc tiến, hiệp hội, trường học về tầm quan trọng của khởi nghiệp, tạo tiền đề cho các bộ ngành xây dựng chủ trương chính sách mới, tạo động lực phát triển phong trào khởi nghiệp.Chương trình đã nhận được sự tài trợ của Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON.

 

Tới tham dự Phiên thảo luận có Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bảo – Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng; Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó trưởng ban Thường trực ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp quốc gia; Nhà báo Lại Hợp Nhân – Phó Tổng Biên tập báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Tổng Thư ký Chương trình Khởi nghiệp quốc gia.

 

Đông đảo các khách mời tới tham dự chương trình
 

Về phía các đại biểu, khách mời, các diễn giả của Chương trình có: Thạc sỹ Nguyễn Hoàng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển N&G, Ủy viên BCH Khóa 6 VCCI, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội; ông Ngô Tiến Dũng – Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; PGS.TS Lê Vân Anh – nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Doanh nghiệp (INBUS), Khoa Quản trị Trường Đại học Kinh doanh Công nghiệp; TS.Lê Hồng Hải – Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, Đại học Bách khoaTh.S Nguyễn Tất Thắng – Phó Trưởng phòng Công tác chính trị và HSSV, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Thầy Nguyễn Văn Mỹ – Cố vấn cấp cao chương trình Khởi nghiệp Quốc gia; bà Lê Phương Lan – CTHĐQT Trường phổ thông liên cấp Olympia; Thầy Nguyễn Văn Mỹ – Giảng viên cao cấp Chương trình CEFE, cố vấn cao cấp Chương trình Khởi nghiệp quốc gia; ông Đàm Quang Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Phó Chủ tịch CLB CEO Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Hóa chất nông nghiệp Việt Nam; bà Hoàng Hương – Đại điện Chương trình hỗ trợ DN xã hội; bà Đỗ Tú Anh – Tổng thư ký Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội.

Bên cạnh đó còn có sự tham gia của đông đảo khách mời là lãnh đạo các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các thầy cô là đại diện các trường đại học, cao đẳng, học viện, các CLB Khởi nghiệp, các bạn thanh niên, sinh viên và các cơ quan thông tấn báo chí.

Phát biểu khai mạc phiên thảo luận, ông Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiêp, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp cho biết, thanh niên chiếm lực lượng rất lớn, là nguồn lực quan trọng trong tiến trình phát triển của nền kinh tế đất nước. Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp năm 2014 cho thấy, đội ngũ thanh niên khởi nghiệp còn rất thấp đã đặt ra vấn đề cấp bách cho nền kinh tế vì mục tiêu xây dựng đội ngũ doanh nghiệp – doanh nhân trở thành lực lượng chủ lực, xung kích trong phát triển kinh tế đất nước.

 

Ông Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiêp, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Chương trình Khởi nghiệp phát biểu khai mạc
 

Trải qua 12 năm, chương trình Khởi nghiệp đã có gần 2500 dự án tham gia, nhiều dự án đã đi vào triển khai thực tế và thu được kết quả. Chương trình cũng đã gây dựng được phong trào khởi nghiệp sôi nổi ở nhiều trường đại học, cao đẳng như: Đại học Ngoại thương HN, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu… Không chỉ tạo nên mạng lưới khởi nghiệp rộng khắp trên cả nước, Chương trình còn giúp hình thành và kết nối giữa Hội đồng gồm các doanh nhân thành đạt và các giảng viên về khởi sự doanh nghiệp và Hội đồng Tư vấn để hỗ trợ hiện thực hóa dự án của các bạn trẻ.

Nhà báo Phạm Ngọc Tuấn cho biết, theo chỉ số toàn cầu về khởi nghiệp, Việt Nam chỉ có 3/12 chỉ số ở mức đạt trung bình và còn 9/12 là dưới trung bình. Vì lí do này, phiên thảo luận hôm nay được tổ chức nhằm thu thập những kiến nghị, đề xuất từ những người đang trực tiếp làm khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp có giá trị thiết thực để tham mưu cho Đảng và Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy khởi sự doanh nghiệp trong thời gian tới.

Khởi tạo các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Trình bày chủ đề này trong phiên thảo luận, Th.S Nguyễn Hoàng – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội, CTHĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Phát triển N&G (N&G COPR) cho biết, nền kinh tế đất nước nói chung cùng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân hiện đang đứng trước những thử thách, khó khăn và trở ngại vô cùng lớn khi chúng ta tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngay khu vực Đông Nam Á cũng đang nằm trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ. Do vậy, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta phải phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ là vô cùng chính xác.

Th.S Nguyễn Hoàng – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội, CTHĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Phát triển N&G (N&G COPR)
 

Trước thực tế đó, năm 2013, một số DN ngành công nghiệp hỗ trợ Thủ đô (nòng cốt tiên phong là Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển N&G – chủ đầu tư Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội – gọi tắt là HANSSIP) đã cùng nhau báo cáo, đề xuất tới các cấp Trung ương và UBND thành phố Hà Nội để cho phép thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (HANSIBA) – Tổ chức hiệp hội doanh nghiệp chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tiên trên cả nước.

Về định hướng DN “Khởi tạo”cho ngành công nghiệp hỗ trợ của Hiệp hội HANSIBA tại Hà Nội – Việt Nam, Th.S Nguyễn Hoàng cho biết, HANSIBA với định hướng phát triển một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đã đề ra, HANSIBA sẽ hỗ trợ xây dựng, hình thành các DN “Khởi tạo”, hướng tới những doanh nhân- thanh niên trẻ tuổi từ 28-32 tuổi được học tập, làm việc tại các nước có nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, EU, Hàn Quốc … và các sinh viên học tập giỏi tại các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam.

Với vai trò, nhiệm vụ là một Tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội đã kiến nghị, đề xuất một số giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, phải sớm ban hành các chính sách ưu đãi cao nhất cho ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó, nhà nước nên đặc biệt lưu ý khi ban hành chính sách cho công nghiệp hỗ trợ. Nếu chính sách đại trà cho cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam thì các doanh nghiệp Việt Nam đã khó khăn sẽ càng khó khăn hơn trong hội nhập phát triển vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ toàn cầu. Thực chất, các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam chưa có đầu ra, vốn kém; công nghệ máy móc chưa tiếp cận được….. Do vậy, “cần chú ý tới các doanh nghiệp FDI, làm sao để họ vào và liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam cùng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghệ cao” – Th.S Nguyễn Hoàng chia sẻ.

Thứ hai, Chính phủ cần sớm thành lập Ban chỉ đạo quốc gia để phát triển công nghiệp hỗ trợThứ ba, tổ chức kết nối các “nhóm doanh nghiệp” theo từng ngành nghề công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc để lôi kéo thu hút đầu tư, kinh doanh liên kết cùng các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất tại một số Khu Công nghiệp chuyên sâucông nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

Thứ tư, Chính phủ nên quy hoạch thật chi tiết từng vùng Kinh tế công nghiệp hỗ trợ; Khu vực vùng kinh tế nào nên phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ gì? Tránh đầu tư dàn trải, lãng phí và cạnh tranh đối kháng nội bộ trong nước với nhau.

Thứ năm, Nhà nước cần chủ động hỗ trợ, thành lập mới các doanh nghiệp khởi tạo trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ bằng các cơ chế, chính sách ưu đãi về nguồn vốn tài chính, cơ sở hạ tầng, ưu đãi về thuế, đào tạo nguồn nhân lực, lao động và chuyển giao công nghệ.

Thứ sáu, việc áp dụng xây dựng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung theo định hướng phát triển kinh tế thị trường Việt Nam có sự điều tiết của nhà nước là đúng đắn.

Công nghệ cao: Bước đột phá cho khởi nghiệp nông nghiệp

Th.S Ngô Tiến Dũng – Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cho rằng, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển có lợi thế phát triển lĩnh vực này. Từ những năm giữa thế kỷ 20, các nước phát triển đã quan tâm đến việc xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ giúp cho kinh tế phát triển. 

Tại Việt Nam, với hơn 70% dân số gắn bó với nông nghiệp, nông nghiệp đóng góp 20% GDP nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ, quy hoạch còn bất cập, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khó khăn lớn nhất và cơ bản nhất của nông nghiệp nước ta là sản xuất phân tán, quy mô nhỏ, lại chia thành nhiều mảnh, khó tích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung.

Th.S Ngô Tiến Dũng – Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
 

Các lâm trường quốc doanh, các doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp chủ yếu là do nông dân tự đứng ra làm chủ hoạt động không hiệu quả. Vốn ít, áp dụng công nghệ cũ, sử dụng trang thiết bị thủ công, nhà xưởng chế biến và kho tàng cất giữ nông sản rất sơ sài, tạm bợ… Họ lại thiếu cơ hội và môi trường đầu tư kinh doanh, chính sách ưu đãi hầu như không có hoặc nếu có cũng khó triển khai áp dụng.

Một thực tế nữa là chúng ta phát triển nông nghiệp còn thiếu quy hoạch. Ở nhiều địa phương, do nông dân nôn nóng chạy theo các lợi ích kinh tế, tự phát chuyển đổi mục đích sử dụng đất, gây lãng phí đất và nhiều tác động xấu đến môi trường.Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất lượng cao am hiểu về khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp còn thiếu và yếu, do đó nếu đầu tư công nghệ cao vào nông nghiệp sẽ rất khó khăn.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp vẫn cho rằng việc đầu tư vào nông nghiệp có xác suất rủi ro khá cao bởi phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên, lượng vốn đầu tư lớn và thu hồi vốn chậm.

“Cho dù vậy, tình hình kinh tế thế giới và trong nước thời gian qua đã chứng tỏ vai trò thiết yếu và là ngành kinh tế cốt lõi đem lại giá trị thực cho xã hội của nông nghiệp. Vì vậy, để phát triển bền vững, tăng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp theo tinh thần tái cơ cấu của ngành thì điều kiện thiết yếu phải đầu tư công nghệ cao và vai trò chủ lực của doanh nghiệp trong quá trình này thì mới có thể thay đổi bức tranh nông nghiệp lạc hậu và lối tư duy cũ trên”. – ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, đối với Việt Nam, để xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao một cách bền vững cần phải trả lời được các câu hỏi: Sản xuất cây, con gì; sản xuất như thế nào, với công nghệ gì; số lượng bao nhiêu; giá thành ra sao và bán cho ai? Phải nghiên cứu một cách nghiêm túc để xác định thế mạnh nông nghiệp của đất nước là gì? Từ đó định hướng lựa chọn công nghệ cao áp dụng cho phù hợp và xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phát triển.

Định hướng phát triển mô hình nền nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam là khai thác một cách có hiệu quả một số sản phẩm thế mạnh trên cơ sở phát huy tối đa năng lực KHCN trong nông nghiệp của đất nước, tạo sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao, phục vụ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu sản phẩm nông nghiệp an toàn cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Gần 30 năm qua, ngành nông nghiệp VN đã đạt được những thành tựu nổi bật, trở thành nước xuất khẩu lớn với nhiều ngành hàng đứng vị trí hàng đầu trên thế giới như: gạo, cà phê cao su, hồ tiêu, hạt điều, chè, thủy sản… Tuy nhiên, cũng trong suốt thời gian qua, chúng ta luôn đứng trước cái vòng luẩn quẩn: “được mùa mất giá”, trồng – chặt”… diễn ra hết năm này đến năm khác. Gần đây nhất, nhiều cơ quan, tổ chức xã hội và cá nhân cũng đã phải tham gia giải cứu dưa hấu hay hành tím cho nông dân trước việc hàng nông sản không tìm được đầu ra hữu hiệu. Các giải pháp tạm thời, tình thế không thể giải quyết được gốc rễ vấn đề.

Vậy làm thế nào để nâng cao giá trị nông sản một cách bền vững? Theo ông Dũng, điều quan trọng là phải xây dựng và kiểm soát được quy trình khép kín từ sản xuất, chế biến đến phân phối ra thị trường trong đó ứng dụng công nghệ vào các quá trình này là con đường phát triển nông nghiệp bền vững tất yếu. Thứ nhất, nhà nước cần có chính sách quyết liệt. Thứ hai, cần hướng đến phát triển theo thị trường. Thứ ba, chính sách đất đai phải phù hợp. Thứ tư, cần xây dựng các mô hình thí điểm sản xuất nền nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, yếu tố nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, vai trò của doanh nghiệp cũng là những yêu cầu then chốt để nâng cao giá trị nông sản một cách bền vững.

Phiên thảo luận

Là một người từng khởi nghiệp, anh Bình (Quốc Oai) cho rằng, ứng dụng công nghệ cao để tạo đột phá trong nông nghiệp cần một số chính sách lớn như khoán 10 đã được thực hiện từ cuối những năm 80 nhưng nên được sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay. Hình thức này giúp cho người nông dân tự cung tự cấp và tự khởi nghiệp. 

 

Anh Bình (Quốc Oai)


Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước bước vào nền kinh tế thị trường, một nút thắt cơ bản khó tháo gỡ đó là: kinh tế thị trường thì sản xuất theo thị trường, chính sách về đất đai quy hoạch lại chưa sâu sát. Điều chỉnh quy hoạch này rất khó và người dân hoặc DN khởi nghiệp không có khả năng.

Do đó, anh kiến nghị: cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp một cách linh hoạt theo thị trường. Đồng thời, nên áp dụng nhiều công cụ trong quản lý đất đai như công cụ thuế, tài chính, kinh tế,…đồng thời cần phải trích quỹ để tái tạo lại đất đai.

 

Ông Đàm Quang Thắng


Ông Đàm Quang Thắng – Chủ tịch Hiệp hội Hóa chất nông nghiệp Hà Nội, Phó Chủ tịch CLB CEO Hà Nội cho biết: “Những vấn đề khởi nghiệp được CLB đặc biệt quan tâm. Qua gần 5 năm gắn bó với Chương trình Khởi nghiệp, tôi đánh giá rất cao Chương trình này. Hiện, có rất nhiều người mới khởi nghiệp đang loay hoay không biết sẽ đi theo hướng nào, chính vì vậy, ngoài việc xây dựng chính sách, làm kinh doanh, chúng tôi cũng có những định hướng để đầu tư, xây dựng và đồng hành cùng thanh niên, sinh viên có ý tưởng, có đam mê khởi nghiệp, nhằm giúp các em có được những tố chất, những bàn đạp tốt nhất trên con đường lập thân, lập nghiệp”.

Ông Lưu Bích Hồ
 

Ông Lưu Bích Hồ – Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Bộ KH&ĐT: “Những năm gần đây tôi có dịp tiếp xúc với rất nhiều bạn trẻ có đam mê, khát vọng khởi nghiệp. Mỗi bạn trẻ đều có một ý tưởng và điều kiện khác nhau nhưng hầu hết các bạn còn rất mông lung không biết phải làm thế nào cho hiệu quả. Với các bạn tìm đến tôi xin tư vấn, tôi thường đặt ra các câu hỏi: Bạn học ngành gì, sở thích ra sao, mục tiêu thế nào? Và lời khuyên đầu tiên tôi dành cho các bạn trẻ đó chính là phải khẳng định mục tiêu của mình là gì. Nếu chưa xác định được mục tiêu, cần phải suy nghĩ kỹ để xác định cho chính xác. Các bạn phải hiểu rằng, đất nước mình không phải chỉ như hiện nay mà sẽ thay đổi theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, làm gì thì làm, nhưng phải xác định được mục tiêu, đồng thời ngành nghề lựa chọn phải phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Sau khi lựa chọn đuợc mục tiêu, các bạn trẻ cần phải tích lũy vốn. Vốn kiến thức ở nhà trường hoàn toàn chưa đủ mà phải có thêm vốn trải nghiệm cuộc sống, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp… Có mục tiêu, có kiến thức, cộng với sự hỗ trợ của các doanh nhân đi trước, các chuyên gia, các nhà đầu tư, khi ấy, các bạn trẻ mới có thể tự tin khởi nghiệp”. 

CEO Nguyễn Xuân Tài

CEO Nguyễn Xuân Tài – Công ty Anh Tài, thành viên của Hiệp hội ngành công nghiệp hỗ trợ HANSIBA chia sẻ: Bản thân là người trẻ khởi nghiệp dù mới được 1 năm. Sau khi ra trường thì có thời gian đi làm cho DN của Nhật, thấy rằng công nghệ của họ rất tốt trong khi của DN Việt Nam lại sản xuất ra các sản phẩm tồi hơn. Sau 1 năm khởi nghiệp, bản thân vẫn còn loay hoay rất nhiều vì khó tiếp cận với DN nước ngoài và DN cùng ngành trong nước. Do đó, vị CEO trẻ tuổi rất mong muốn các Hiệp hội, cơ quan chức năng có chính sách cụ thể cho những DN mới khởi nghiệp trong việc tiếp cận đầu ra.

 

Thầy Nguyễn Văn Mỹ
 

Thầy Nguyễn Văn Mỹ – Cố vấn cấp cao chương trình Khởi nghiệp Quốc gia nói: “ngoài chương trình Quốc gia về khởi nghiệp thì không ít các cơ quan ngang bộ cũng thực hiện chương trình này. Chúng tôi thấy lãng phí vô cùng. Tôi hy vọng làm sao có thể quy tụ nguồn lực này vào để sử dụng tạo thành nguồn lực tổng thể cho quốc gia. Khi có nguồn lực tổng thể rồi, chúng ta cũng cần phải lập được kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện”.

Thầy Mỹ cũng kiến nghị: cần thiết đưa chương trình khởi sự DN vào bậc trung học và có tính pháp lý hẳn hoi. “Nhưng ở chúng ta thì chưa thực hiện được điều này. Rất may là gần đây chúng tôi đã kiến nghị cho thí điểm ở một số trường như trường Cao đẳng kinh tế, Trường Nông nghiệp Việt Nam” – thầy Nguyễn Văn Mỹ nói. 

 

Đưa giáo dục kinh doanh vào nhà trường phổ thông

PGS.TS Lê Vân Anh – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh xã hội đang thay đổi cần có sự thay đổi trong hướng nghiệp và giáo dục nghề nghiệp. Điều này được thể hiện:Tỷ lệ không có việc làm luôn có xu hướng tăng cao, đặc biệt trong thanh niên hiện nay. Việc làm trong khu vực công ngày càng ít; Xu hướng tinh giảm, tái cấu trúc, chuyên nghiệp hoá và hiện đại hoá với công nghệ mới đang thu hẹp dần nhu cầu sử dụng lao động của các tập đoàn lớn; Định hướng lại hệ thống giáo dục và đào tạo để chuẩn bị cho người học đối diện với bối cảnh đang thay đổi là việc cần thiết và cấp bách hiện nay của các nước đang phát triển.

 

PGS.TS Lê Vân Anh – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

 

Tự tạo việc làm và tạo việc làm cho người khác thông qua phát triển DNVVN đang là ưu tiên lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giớiỞ hầu hết các nước, DNVVN đang thu hút khoảng 60% lực lượng lao động. Ở Việt Nam, con số này là khoảng 90%; phần lớn các việc làm mới được tạo ra trong 10 năm qua ở Châu Âu và Hoa Kỳ là từ các DNVVN.Thông tin Dự án Torre Agbar Parkview sản phẩm Dự án Belleville dự án liền kề porte de ville chính sách chung cư mipec kiến hưng

Xem tiếp trang sau ...

Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji
 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Sien I&D
Vesta
 Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp Hỗ trợ Hà Nội